24/05/2018, 21:20

Bảo toàn và phát triển vốn một vấn đề quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Những vấn đề chung về vấn đề bảo toàn và phát triển vốn Bảo toàn vốn được hiểu chung nhất là bảo đảm giá trị thực tế của tiền vốn tại các thời điểm khi có trượt giá trên thị trường. Bảo toàn vốn ở các đơn vị quốc ...

Những vấn đề chung về vấn đề bảo toàn và phát triển vốn

Bảo toàn vốn được hiểu chung nhất là bảo đảm giá trị thực tế của tiền vốn tại các thời điểm khi có trượt giá trên thị trường.

Bảo toàn vốn ở các đơn vị quốc doanh được thực hiện trong quá trình sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho các loại tài sản không bị hư hỏng trước thời hạn, không bị mất mát hoặc ăn chia vào vốn, không tạo ra lãi giả để làm giảm vốn. Đồng thời người sử dụng vốn phải thường xuyên duy trì được giá trị đồng vốn của mình thể hiện bằng năng lực sản xuất của tài sản cố định, khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài sản lưu động định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó điều kiện có trượt giá thì số vốn ban đầu hoặc bổ xung thêmcũng phải tăng theo để duy trìnăng lực sản xuấtkinhdoanh của doanh của doanh nghiệp. Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn, doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm phát triển vốn như: thường xuyên bổ sung để tự mở rộng, đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh.

Như vậy bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước là nội dung cơ bản quyết định cơ chế giao nhận vốn. Giao vốn là xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm trong sở hữu, quản lý và sử dụng vốn. Giao vốn tạo ra sự chủ động cho các doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đồng thời cũng gắn trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao.

Giao vốn, bảo toàn và phát triển là cần thiết trước hết xuất phát từ việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước.Chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh đòi hỏi phải bảo toàn số vốn nhà nước đầu tư, số vốn tự bổ sung của doanh nghiệp và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn được tài trợ. Chế độ bảo toàn và phát triển vốn xuất phát từ thực tiễn của nền kinh tế có lạm phát, giá cả thường xuyên biến động do đó phải thường xuyên điều chỉnh giá vật tư, tài sản theo hệ trượt giá trên thị trường.

Bảo toàn và phát triển vốn cố định

Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn cố định cả về mặt hiện vật lẫn giá trị. ( Điều 2 QĐ 332/ HĐBT).

Bảo toàn về mặt hiện vật không có nghĩa là giữ nguyên hình thái vật chất của tài sản cố định hiện có khi giao nhận vốn mà là bảo toàn năng lực sản xuất của tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát tài sản cố định, thực hiện đúng quy chế sử dụng,bảo dưỡng, duy trì, nâng cấp năng lực hoạt động của tài sản cố định. Đồng thời doanh nghiệp có quyền chủ động thực hiện đổi mới, thay thế tài sản cố định theo yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bảo toàn về mặt giá trị có nghĩa là trong điều kiện có biến động lớn về giá cả doanh nghiệp, phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy của nhà nước về điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định nhằm bảo toàn giá trịtài sản cố định đồng thời phải sử dụng đúng mục đích và sự kiểm tra của nhà nước đối với việc sử dụng vốn, thu hồi, nhượng bán và thanh lý tài sản cố định.

Bảo toàn phát triển vốn lưu động:

Bảo toàn vốn lưu động về mặt giá trị là giữ giá trị thực tế hay sức mua của vốn, thể hiện khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài sản lưu động định mức nói chung duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nhà nước quy định các doanh nghiệp phải tự bảo toàn vốn lưu động ngay trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Định kỳ tháng, quý, năm, doanh nghiệp phải xác định chênh lệch giá tài sản lưu động thực tế tồn kho ở doanh nghiệp bao gồm các khâu: vật tư dự trữ, bán thành phẩm, hàng tồn kho, chênh lệch tỷ giá, để bổ sung vào vốn lưu động.

0