24/05/2018, 21:19

Nội dung cơ bản của sản phẩm An sinh giáo dục

Một số khái niệm về hồ sơ yêu cầu bảo hiểm Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm: là mẫu đăng ký bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành, người yêu cầu bảo hiểm phải điền đầy đủ và chính xác những thông tin liệt kê sẵn trên mẫu. Hồ sơ ...

Một số khái niệm về hồ sơ yêu cầu bảo hiểm

Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm: là mẫu đăng ký bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành, người yêu cầu bảo hiểm phải điền đầy đủ và chính xác những thông tin liệt kê sẵn trên mẫu. Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm được xem là một phần của hợp đồng bảo hiểm. Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, điều khoản và các phụ lục là những bộ phận cơ bản của hợp đồng bảo hiểm.

Nội dung của hồ sơ yêu cầu: hồ sơ yêu cầu là một phần quan trọng của hợp đồng bảo hiểm. Người yêu cầu bảo hiểm phải kê khai trung thực mọi chi tiết về bản thân: tên, tuổi, giới tính, chỗ ở, sở thích; về tình trạng sức khoẻ, về điều kiện bảo hiểm mà mình lựa chọn theo mẫu đã in sẵn. Trên cơ sở giấy yêu cầu bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ đề nghị khám sức khoẻ và đưa ra quyết định có nhận bảo hiểm hay không. Nếu đồng ý chấp nhận bảo hiểm, công ty sẽ đưa ra một mức phí phù hợp. Sau khi nhận được số phí đầu tiên, công ty sẽ phát hành hợp đồng bao gồm điều khoản và các phụ lục. Một bản gửi lại cho khách hàng, một bản giữ lại ở công ty cùng với giấy yêu cầu bảo hiểm.

Người chủ hợp đồng:

Là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 18 đến 60, là người kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm, đồng thời là người kí hợp đồng và nộp phí bảo hiểm.

Người được bảo hiểm:

Trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 1 đến 13 (tính đến thời điểm gửi giấy yêu cầu bảo hiểm), là người mà công ty chấp nhận bảo hiểm sinh mạng theo hợp đồng bảo hiểm. Tên người được bảo hiểm được ghi trong giấy yêu cầu bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm .

Tai nạn:

Trong BHNT quy ước “Tai nạn là bất cứ thiệt hại thân thể nào do hậu quả duy nhất và trực tiếp của một lực mạnh, bất ngờ từ bên ngoài tác động lên thân thể người được bảo hiểm hoặc người tham gia bảo hiểm, loại trừ ốm đau hoặc bệnh tật hoặc bất kì trạng thái nào xảy ra tự nhiên hoặc quá trình thoái hoá”. Như vậy những thương tật xảy ra do ngộ độc thức ăn, cảm, trúng gió bất ngờ đối với người bảo hiểm nhưng không được coi là tai nạn bảo hiểm.

Thương tật toàn bộ vĩnh viễn:

Là khi người được bảo hiểm hoặc người tham gia bảo hiểm bị mất hoàn toàn hoặc không thể phục hồi được chức năng của:

- Hai tay hoặc hai chân hoặc . . .

- Một tay, một chân hoặc hai mắt hoặc . . .

- Một tay, một mắt hoặc . . .

- Một chân, một mắt hoặc . . .

Giá trị giải ước (hay giá trị hoàn lại):

Là số tiền mà người tham gia bảo hiểm có thể nhận lại khi yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.

Hợp đồng bảo hiểm có giá trị giải ước khi có hiệu lực từ 2 năm trở lên. Giá trị giải ước ứng với mỗi năm hợp đồng vào ngày sinh nhật của hợp đồng bảo hiểm (là ngày kỉ niệm hàng năm của hợp đồng bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực trong thời hạn bảo hiểm).

Giá trị giải ước luôn nhỏ hơn tổng số phí mà người tham gia bảo hiểm đã đóng góp với công ty bảo hiểm, nó chiếm khoảng 70 đến 80 % số phí bảo hiểm đã đóng, vì người tham gia bảo hiểm phải thanh toán cho công ty những khoản chi phí đã thực hiện hợp đồng như chi phí phát hành và quản lí hợp đồng, chi phí khai thác... Tỷ lệ giải ước trên số phí đã đóng càng cao thì càng thu hút, hấp dẫn đối với khách hàng và do đó cũng là nhân tố tác động đến quyết định tham gia BHNT hay không.

Số tiền bảo hiểm giảm:

Khi hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ hai năm trở lên. Người tham gia bảo hiểm có thể ngừng đóng phí và tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm này với số tiền bảo hiểm mới gọi là số tiền bảo hiểm bị giảm.

Điều này giúp người tham gia bảo hiểm vẫn tiếp tục tham gia BHNT trong những lúc gặp khó khăn, đây là sự linh động của BHNT ứng với mỗi điều kiện khác nhau.

Phạm vi bảo hiểm:

Do đây là loại hình BHNT nên phạm vi bảo hiểm phải gắn liền với cuộc sống của con người do vậy ta phải phân ra:

-Sự kiện được bảo hiểm

+ Người được bảo hiểm sống đến đáo hạn hợp đồng bảo hiểm.

+ Thương tật toàn bộ vĩnh viễn: bị tai nạn và mất 2 trong 6 bộ phận quy định ở phần trên,

+ Rủi ro tử vong: đây là rủi ro có thể phát sinh do 2 nguyên nhân: chết do tai nạn hoặc chết cho bệnh tật.

Bên cạnh những rủi ro được bảo hiểm, trong BHNT còn có quy định về rủi ro loại trừ. Việc đưa ra các rủi ro loại trừ nhằm hạn chế phạm vi trách nhiệm của nhà bảo hiểm, mặt khác gián tiếp giáo dục mọi người về ý thức tổ chức kỉ luật, tôn trọng pháp luật, có ý thức đề phòng và hạn chế rủi ro.

- Rủi ro loại trừ xảy ra do một số nguyên nhân sau:

+ Hành động cố ý của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hoặc người được thừa kế

+ Hành động vi phạm pháp luật của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm.

+ Người tham gia bảo hiểm bị ảnh hưởng nghiêm trọng của rượu, bia, ma tuý hoặc các chất kích thích tương tự .

+ Do động đất, núi lửa v .v . . .

+ Do chiến tranh, bạo động v.v . . .

0