Bài viết về chủ đề Người công nhân
BÀI LÀM 1 (Chuyện kể: “Người công nhân số Một”) Sau những tiếng đại bác bắn vào cảng Đà Nẵng năm 1858 của tàu chiến Pháp, nước ta bị rơi vào vòng kiềm tỏacủa thực dân Pháp. Nhân dân ta một lần nữa rên xiết dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Anh ...
BÀI LÀM 1
(Chuyện kể: “Người công nhân số Một”)
Sau những tiếng đại bác bắn vào cảng Đà Nẵng năm 1858 của tàu chiến Pháp, nước ta bị rơi vào vòng kiềm tỏacủa thực dân Pháp. Nhân dân ta một lần nữa rên xiết dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Anh Thành (Nguyễn Tất Thành), tên của Bác Hồ thời trẻ, sinh ra trong thời loạn lạc nước mất nhà tan đã phản kháng ách đô hộ của thực dân Pháp. Anh muốn đi khắp năm châu, bốn bể để tìm cách giải phóng đất nước và nhân dân ra khỏi ách thống trị này, giành lại độc lập, tự do.
Bác Hồ có một người bạn thân là bác Lê. Đi một mình cũng khá mạo hiểm, vì thế, anh Thành muốn rủ người bạn tên Lê cùng đi với mình. Anh Lê không dám đi cùng Bác. Vì thế anh Thành đã ra đi một mình. Anh nói: “Tôi muốn đi sang nước họ. Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực… Tôi muốn sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học cái trí khôn của họ về cứu dân mình,”.
Bác Hồ đã nhờ một anh bạn tên Mai, quê ở Hải Phòng, làm bếp dưới tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin xin cho bác một chân phụ bếp trên tàu để bác có thế đến Pháp. Anh Lê lúc ấy không dám mạo hiểm đi cùng anh Thành. Còn anh Mai thì chỉ rõ cho anh Thành biết mọi nỗi gian truân khó nhọc trên đường đi. Anh Thành vẫn cương quyết ra đi tìm đường cứu nước. Anh Thành nói: “Tôi nghĩ kĩ rồi. Làm thân nô lệ mà muốn xoá kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớcho người ta…”. Ngay buổi tối anh Mai báo tin, anh Thành đi ngay đến tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin. Đó là ngày năm tháng 6 năm 1911.
Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam tuy chia thành ba miền những thực chất đều bị thực dân Pháp kiểm soát. Tất cả sĩ phu yêu nước đều đứng lên chống lại thực dân nhưng họ nhanh chóng bị chính quyền đô hộ đàn áp và tiêu diệt. Chỉ một người ra đi tìm phương cách tiến bộ hơn để giải phóng nước nhà. Đó là Bác Hồ thân yêu của chúng ta. Một sáng mùa hè năm 1911, tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin chở người phụ bếp mới đến Pháp: Nguyễn Tất Thành, đề ba mươi tư năm sau, sáng ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" tại quảng trường Ba Đình. Bác Hồ của chúng ta chính là người công dân số Một, đầu tiên của nước nhà.
BÀI LÀM 2
(Chuyện kể: “Anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực”)
Không chịu khuất phục trước sự đô hộ của thực dân Pháp, sĩ phu trên toàn lãnh thổ Việt Nam dựng cờ khởi nghĩa. Một trong những vị anh hùng đó là Nguyễn Trung Trực với chiến thắng vẻ vang trên dòng sông Nhật Tảo, làm rung động quân thù.
Nguyễn Trung Trực người gốc Trung Kì, nhưng sống ở Nam Kì, xuất thân làm nghề thuyền chài. Ông có tinh thần thượng võ và lòng yêu nước nồng cháy.
Đồng thời với cuộc dấy binh của Trương Công Định ở Gò Công (Gia Định), Nguyễn Trung Trực chiêu mộ dũng sĩ trong các xóm ấp, lập thành một đội quân mang danh hiệu “Dân chúng tự vệ”, đặt căn cứ tại Thủ Thừa (Tân An), tấn công các đồn lính của giặc. Lúc ấy, triều đình Huế còn chủ trương chống Pháp nên khen ngợi hành động của Nguyễn Trung Trực, phong cho ông chức Quản cơ.
Ngày 11 tháng 12 năm 1861, chiếc tàu chiến L’Espérance của giặc nghênh ngang đậu án ngữ trên sông Nhật Tảo (Tân An), cỗ đại pháo trên boong tàu chĩa thẳng vào đất liền, đe doạ mọi sự phản kháng củanhân dân bản địa.Quân Pháp dương dương tự đắc sẽ đánh chiếm Gia Định và Định Tường một cách dễ dàng. Nhưng chúng đã lầm. Nguyễn Trung Trực dẫn đầu nghĩa quân, bất ngờ mở một cuộc đột kích táo bạo, đốt cháy chiếc tàu L’Espérance. Chiến công oanh liệt này làm nức lòng nhân dân Nam Kì và kích động tinh thần chiến đấu chống Pháp của vua quan triều Nguyễn. Nguyễn Trung Trực được thăng lên đến chức Đốc binh. Song, khốn nạn thay, triều đình Huế hèn nhát đã lần lượt kí các hiệp ước nhường cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì vào tháng 6 năm 1862 và mấy năm sau đó lại tiếp tục dâng cho Pháp ba tỉnh miền Tây Nam Kì vào tháng 8 năm 1867. Nguyễn Trung Trực không chịu nổi nỗi nhục mất nước bèn tự mình xây dựng lực lượng rút về Hòn Chông và đảo Phú Quốc, xây dựng căn cứ tiếp tục kháng chiến.
Đêm ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực dẫn đầu nghĩa quân bất ngờ tấn công thành Kiên Giang, tỉnh An Giang, giết năm sĩ quan Pháp, sáu mươi tên lính, đoạt một trăm khẩu súng và nhiều đạn dược, lương thực.
Đơn thương độc mã chông Pháp nhưng Nguyễn Trung Trực đã làm thất điên bát đảo lũ giặc Tây Dương.
Tên Việt gian Huỳnh Công Tấn đã bắt mẹ và những người thân cận của Nguyễn Trung Trực làm con tin rồi đưa yêu sách đòi ông đầu hàng. Sau những trăn trở, suy nghĩ kĩ càng, Nguyễn Trung Trực đi đến một quyết định. Ông ra lệnh giải tán nghĩa quân, trả họ lại với kênh rạch, đồng ruộng. Một mình ông tự đến nộp mình cho giặc tại Dương Đông. Bọn Pháp khuyến dụ ông từ bỏ ý chí chống đối, ông khẳng khái trả lời:
– Tôi về đây là để chết thay cho mẹ tôi, và chết để trang trải lòng trung với quốc dân chứ đâu phải đênghe những lời khuyến dụ của các ông.
Biết không thể khuất phục được người anh hùng, giặc Pháp kết án tử hình và hành quyết ông tại chợ Rạch Giá.
Cái chết oanh liệt của ông làm rung động kẻ thù và khích lệ sĩ phu yêu nước. Nguyễn Trung Trực là Trần Bình Trọng của thế kỉ XIX, đã lưu danh sử sách. Tại đền thờ người anh hùng ởRạch Giá, còn hai câu thơ khắc thành câu đối.
“Lửa bừng Nhật Tảo rền trời đất.
Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần”
Tấm gương trung liệt của Nguyễn Trung Trực làm rơi lệ nhân dân đương thời lúc ấy và gieo vào lòng quốc dân ngày nay nỗi ngậm ngùi, kính phục. Gấp sách lại, em dường như thấy ngọn lửa hồng bừng NhậtTảo cháy đâu đây, soi đường cho con cháu nước Nam gương trung nghĩa, bất khuất. Ngày nay, đất nước ta được hoà bình là nhờ vào sự hi sinh của biết bao thế hệ cha anh, trong đó có Nguyễn Trung Trực. Em xin hứa học tập tốt kế thừa ý chí phấn đấu của cha anh, góp phần xây dựng quê nhà, Tổ quốc trở nên hùng mạnh.
Nguồn: Vietvanhoctro.com