02/03/2018, 22:36

Cảm nhận về bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu

Đề bài: Bài làm: Nhắc đến nhà thơ Tố Hữu là nhắc đến tên tuổi của một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ “Từ ấy” là một trong những bài thơ đánh dấu tâm hồn thi sỹ khi bắt gặp lý tưởng Đảng Cộng sản soi đường. Bài thơ ...

Đề bài:

Bài làm:

Nhắc đến nhà thơ Tố Hữu là nhắc đến tên tuổi của một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ “Từ ấy” là một trong những bài thơ đánh dấu tâm hồn thi sỹ khi bắt gặp lý tưởng Đảng Cộng sản soi đường. Bài thơ “Từ ấy” được sáng và in trong tập thơ cùng tên, đánh dấu chặng đường mười năm thơ Tố Hữu hoạt động sôi nổi, hướng đến ngọn cờ Đảng Cộng sản. 

Bài thơ đã đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu, đó là sự khẳng định lý tưởng của một chiến sĩ trẻ khi có Đảng Cộng sản dẫn lối, soi đường. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tình cảm, sự biết ơn với Đảng – Người đã soi đường dẫn lối cho cách mạng Việt Nam.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 
Mặt trời chân lý chói qua tim 
Hồn tôi là một vườn hoa lá 
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

Khổ thơ đầu là sự vỡ òa trong cảm xúc, “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” câu thơ đánh dấu mốc thời gian quan trọng, con người như phát hiện, tìm ra lý tưởng, chân lý của đời mình. Xét về mặt bối cảnh, nhà thơ viết bài thơ khi vừa có ánh sáng Đảng Cộng sản soi đường, bản thân 19 tuổi được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam. Cảm xúc mãnh liệt của tác giả hướng đến Đảng, cụm từ “Từ ấy” biểu thị trạng thái cảm xúc như mới khám phá, tìm thấy chân lý của cuộc sống. “Bừng nắng hạ” là cụm từ biểu hiện cho ánh sáng của Đảng Cộng sản soi đường, dẫn lối. Trước đó, có thể thấy con người trước bối cảnh xã hội: “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước” con người, đặc biệt là các chiến sĩ, các trí thức trẻ chưa xác định được con đường  đi của mình, còn lưỡng lự, do dự như câu thơ: “Hồn tôi là một vườn hoa lá”. 

Cảm giác của thi sĩ không còn bỡ ngỡ, bâng khuâng trước cảnh trời ấy, nhà thơ đã nhận định: “Mặt trời chân lý chói qua tim”, mặt trời ở đây là hình ảnh ẩn dụ cho chân lý, ánh sáng cách mạng Đảng Cộng sản, mặt trời ấy như lý tưởng cao đẹp àm con người đang tìm kiếm và hướng đến. Tâm hồn thi sĩ được ánh sáng ấy chiếu rọi, sáng chói cả một tâm hồn. Con người còn đang mơ mộng, đặc biệt ở các thi sĩ, thơ dành cho chiến đấu còn chưa nhiều. Thế mới thấy, sự bừng tỉnh trong hồn thơ Tố Hữu đặc biệt là sự ra đời của Đảng Cộng sản đã soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam. Đó là chân lý và trở thành chân lý khi có ánh sáng của Đảng Cộng sản soi đường, con người sẽ không đi vào những lối không có đường ra, con người sẽ tìm được những đường đi, những chân trời mới.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người 
Để tình trang trải với trăm nơi 
Để hồn tôi với bao hồn khổ 
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Khổ thơ tiếp, khi nhà thơ Tố Hữu đến với cách mạng, đến với ánh sáng Đảng Cộng sản, cái tôi cá nhân đã hóa thành cái ta chung, không còn mơ mộng “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió” như nhà thơ Xuân Diệu trước đó, hồn thơ Tố Hữu đã hòa vào cái ta chung khi “Buộc lòng tôi với mọi người” tác giả Tố Hữu lúc này đây dường như cũng lại không còn là mình mà đã hóa thân vào, cùng hòa nhịp với hàng triệu trái tim ngoài kia. Khi hòa nhịp vào chung một nhịp đập, tình cảm sẽ được nhân lên gấp bội và san sẻ với nhau “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”. Sự hòa nhịp đó có vui, có buồn, con người giữa đó san sẻ cùng nhau, cùng nắm tay, kề cạnh, vui buồn cùng nhau, sự chia sẻ đó còn là sự đùm bọc, sự yêu thương giữa con người và được nhân lên gấp nhiều lần ở khổ thơ tiếp theo.

“Tôi đã là con của vạn nhà 
Là em của vạn kiếp phôi pha 
Là anh của vạn đầu em nhỏ 
Không áo cơm, cù bất cù bơ”

Hòa vào cái ta chung, nhà thơ cảm thấy mình như là một phần hơi thở của cuộc sống, người là con của vạn nhà, là em của vạn kiếm người, là anh của vạn đầu em nhỏ. Tác giả thấy mình sống có trách nhiệm, có sự yêu thương cảm thông đồng loại hơn, cánh tay của mình thêm rộng, dài hơn để ôm trọn non sông, đất nước. Ngoài kia đất nước lầm than, biết bao số phận, bao kiếp người đang cần sự chia sẻ, cảm thông. Tố Hữu – hồn thơ nhạy cảm trước thế sự. 

Khi có Đảng dẫn lối soi đường, nhà thơ cảm thấy cần sự sẻ chia, yêu thương giữa đồng loại nhiều hơn, ngoài kia, đất nước đang trong cảnh lầm than, chịu ách đô hộ, cai trị của thực dân Pháp, biết bao số phận, biết bao thế hệ đang chịu những đòn roi hay những cảnh con mất cha, vợ mất chồng. Tố Hữu đã hóa thân mình là con, là em, là anh, từ người xa lạ trở thành những người thân thích khi dang cánh tay của mình ra, gắn với những tấm thân, mảnh đời còn đang bơ vơ, lạc lối. Giữa lúc ấy, hồn thơ như trưởng thành hơn, có trách nhiệm hơn. 

Bài thơ “Từ ấy” của nhà thơ Tố Hữu là cảm xúc vỡ òa của tác giả khi lần đầu bắt gặp và tin theo lý tưởng Đảng Cộng sản. Lòng nhiệt huyết sục sôi về niềm tin sống, cống hiến của tác giả đã là một trong những tiếng reo vui khi bắt gặp chân lý của đời mình. Bài thơ là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của nhà thơ Tố Hữu, đã đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu.

Hà Vũ Hường

0