Bài viết về chủ đề Giữ lấy màu xanh
BÀI LÀM (Chuyện kể: “Người gác rừng tí hon”) Nhà nước ta kêu gọi nhân dân phải bảo vệ rừng, trồng rừng để chống lũ lụt, xói mòn, tránh, thiên tai. Ý thức đó được tuyên truyền, giáo dục trong toàn dân. Chuyện kể sau đây cho thấy: chỉ cần có ý thức, ...
BÀI LÀM
(Chuyện kể: “Người gác rừng tí hon”)
Nhà nước ta kêu gọi nhân dân phải bảo vệ rừng, trồng rừng để chống lũ lụt, xói mòn, tránh, thiên tai. Ý thức đó được tuyên truyền, giáo dục trong toàn dân. Chuyện kể sau đây cho thấy: chỉ cần có ý thức, chúng ta sẽ bảo vệ được rừng. Chuyện kể có tựa đề: “Người gác rừng tí hon”.
Một bạn nhỏ có bố là người gác rừng. Bạn nhỏ cũng yêu rừng như bố mình. Sáng hôm đó, ba bạn nhỏ về thăm bà nội ốm. Chiều đến, bạn nhỏ đi loanh quanh theo lối ba em vẫn thường đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, bạn nhỏ thắc mắc: “Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?”. Thấy lạ, bạn nhỏ lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to đồ sộ đã bị chặt từng khúc dài. Bọn phá rừng bàn bạc:
– Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?
Qua kẽ lá, bạn nhỏ thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, bạn nhỏ lén bỏ chạy. Bạn ấy theo đường tắt về đến quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên ở đầu dây bên kia:
– A lô! Công an huyện đây.
Sau khi nghe bạn nhỏ báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò bạn ấy cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ.
Đêm ấy, lòng bạn nhỏ bồn chồn, như lửa đốt. Thấy tiếng bành bạch của xe chở gỗ, bạn nhỏ lao ra. Chiếc xe tới gần… tới gần, vướng vào sợi dây căng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an trờtới.
Ba gã trộm đứng sững lại như rô-bốt hết pin. Tiếng còng tay vang lên lách cách.
Một chú công an vỗ vai bạn nhỏ:
– Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm.
Trên thực tế, rừng đại ngàn đã bị chặt phá rất nhiều. Cây rừng giữ nước cho suối, điều hoà lượng nước tự nhiên. Phá rừng tạo nên đất hoang đồi trọc nên lũ lụt và hạn hán liên tiếp xảy ra. Con người gián tiếp hoặc trực tiếp phá hỏng cân bằng sinh thái của thiên nhiên nên phải đối mặt với nhiều thiên tai. Việc cần làm là ngay bây giờ, ta phải tích cực trồng lại rừng và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ mới mong hồi phục rừng tốt được. Việc làm này đã được tiến hành trong nhiều năm kiền. Kết quả đem lại cũng có nhiều chuyển biến. Em rất ủng hộ việc ta tái tạo màu xanh cho cây rừng.
Nguồn: Vietvanhoctro.com