05/02/2018, 11:30

Bài viết số 7 lớp 9 đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu viết bài tập làm văn số 7 văn lớp 9 đề 7 hình ảnh bếp lửa rong bài thơ “bếp lửa” của Bằng Việt. Mỗi người luôn giữ trong tim những mảnh kí ức của tuổi thơ, có thể là tình cảm lứa đôi, tình bạn bè nhưng có lẽ thiêng liêng và bất diệt hơn cả vẫn là tình cảm ...

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu viết bài tập làm văn số 7 văn lớp 9 đề 7 hình ảnh bếp lửa rong bài thơ “bếp lửa” của Bằng Việt. Mỗi người luôn giữ trong tim những mảnh kí ức của tuổi thơ, có thể là tình cảm lứa đôi, tình bạn bè nhưng có lẽ thiêng liêng và bất diệt hơn cả vẫn là tình cảm gia đình phải không nào. Đó là người mẹ tảo tần nuôi ta lớn khôn, là người cha với bờ vai vững chắc làm điểm tửa, và còn là người bà âm thầm, chắt chiu cho ta những yêu thương chẳng thể đo đếm. Với bằng Việt, những tháng năm xa quê sống ở nước ngoài thì hình ảnh người bà đã trở thành dòng cảm hứng thôi thúc ông viết nên những câu thơ giản dị, ám ảnh mà xúc động lòng người. Qua từng câu thơ, hình ảnh người bà lại hiện lên thật cao cả thiêng liêng, và bất diệt của những yêu thương và hi sinh vĩ đại. Người bà ấy cũng gắn liền với hình ảnh Bếp lửa thiêng liêng, ấp iu, nồng đượm. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài tập làm văn số 9 trong chương trình ngữ văn lớp 9 đề số 7 hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt nhé. Với đề bài này, các bạn cần nêu được những lần xuất hiện của bếp lửa, ý nghĩa của hình ảnh ấy ra sao và đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng của nhà văn. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 7 HÌNH ẢNH BẾP LỬA TRONG BÀI THƠ “BẾP LỬA” CỦA BẰNG VIỆT 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình ảnh bếp lửa. 2.THÂN BÀI:Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tần tảo mỗi sớm mai. Bếp lửa của tình yêu thương. Bếp lửa của những ngọt bùi, đắng cay khói hun nhèm mắt cháu. Bếp lửa của khoai sắn ngọt bùi. Bếp lửa của những ấp iu nồng đượm. Bếp lửa gắn liền với kí ức tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh trung tâm, tỏa sáng toàn bài thơ. 3.KẾT BÀI: Khẳng định tài năng xây dựng của tác giả. Cảm xúc của bản thân. BÀI LÀM BÀI VĂN BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 7 HÌNH ẢNH BẾP LỬA TRONG BÀI THƠ “BẾP LỬA” CỦA BẰNG VIỆT Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, hình ảnh người bà đã thôi thúc cho nhà thơ nguồn cam xúc mãnh liệt, sôi sục để sáng tạo nên những vẫn thơ giản dị, ám ảnh đầy sức gợi của cảm xúc, cảm giác về tình cảm bà cháu thiêng liêng, về hình ảnh người bà tần tảo hi sinh, yêu thương đứa cháu nhỏ gắn liền với hình ảnh bếp lửa chập chờn sương sớm qua bài thơ “Bếp lửa”. Hình ảnh “bếp lửa” ấp iu, nồng đượm một lần nữa làm tỏa sáng, và làm hồng lên toàn bộ cấu tứ trong mạch cảm xúc của nhà thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa trong sương sớm, gắn liền với đôi tay chi chút, cầ mẫn của người bà nhóm lửa: “ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” Bếp lửa trờn vờn sương sớm, ấp iu được nhóm lên chắt chiu, cần mẫn và khéo léo bởi đôi tay gầy guộc, xương xương của người bà trong sớm hôm. Cụm từ “biết mấy nắng mưa” đã cho thấy sự vất vả, tần tảo, hi sinh sớm hôm của người bà cho sự đủ đầy, cho đứa cháu ấm lòng. Không chỉ vậy bếp lửa thiêng liêng ấm áp ấy cũng là sự gắn liền với mùi khói hun nhèm mắt cháu. Bếp lửa ấy gắn liền với cuộc đời khốn khó, cơ cực của hai bà cháu, chính mùi khói cay đặc đã trở thành mùi vị quen thuộc của ấu thơ mà dù có xa quê, có đi khắp chân trời góc bể thì nó vẫn hun nhèm mắt cháu, cháu vẫn cứ bồi hồi, xúc động cay xè khi nhớ về nó. Vậy là bếp lửa không chỉ gắn liền với hình ảnh người bà ấp iu, chi chút mà còn là mạch dẫn để tác giả gợi nhớ về tuổi thơ, về những gì cay đắng, cơ cực mà yên ấm trong vòng tay yêu thương, chi chút của người bà. Nhớ bà, cũng chính là việc tác giả nhớ về hình ảnh bếp lửa gắn liền với trái tim nồng hậu, ấm áp của người bà hơn bao giờ hết. Người bà cũng là biểu tượng của người giữ lửa, nhóm lửa và truyền lửa thiêng liêng, bất diệt: “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng... Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa.” Bà là người nhóm lửa, nhóm ngọn lửa của yêu thương mà lòng bà luôn ủ sẵn để mong sưởi ấm cho cháu trong mọi hoàn cảnh. Bà nhóm ngọn lửa sưởi ấm cháu trong những lúc đói lòng, nhóm yêu thương ngọt bùi với xóm giềng, bà cũng là người nhóm dậy và thức dậy những gì tươi đẹp, hồn nhiên và trong sáng nhất của tuổi thơ cháu. Còn gì thiêng liêng cho bằng. trái tim và tình yêu thương của bà đã trở thành ngọn lửa bất diệt, thiêng liêng luôn rực sáng, soi đường chỉ lối trên mỗi bước chân của cháu. Nó thiêng liêng, bất diệt đến mức mà dù sau này, có đi xa, có lửa trăm nhà, có khói trăm tàu thì cuộc sống tiện nghi hiện đại ấy cũng không bằng ngọn lửa lòng bà, không ấm áp và ngọt bùi đắng cay như mùi khói hun nhèm mắt cháu. Nhưng tấm lòng người bà cũng đã được thể hiện xúc động và chân thực qua hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa ấy là nơi bà nhen nhóm lên những yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và những kí ức đẹp của tuổi thơ trong cháu. Ngọn lửa của bà như nguồn sáng mạnh mẽ, bất diệt để làm cháu tự tin, can đảm trên đường đời. Có thể nói, bếp lửa ấy không chỉ còn có hơi ấm, mà nó còn cả một trời sức mạnh, cả một biển yêu thương, một điểm tựa vững chắc và thiêng liêng của tuổi thơ. Để rồi cứ thổn thức, âm vang và ám ảnh mãi hình ảnh bếp lửa và đôi bàn tay chi chút, cẩn trọng của bà. Bếp lửa ấy của Bằng Việt giống như mảnh kí ức thiêng liêng, thầm kín mà dù có đi xa, quen với cuộc sống hiện đại, tiện nghi thì cũng không bao giờ cháu quên thổn thức sớm mai này bà nhóm bế lên chưa. Như thế, bếp lửa chính là sự hiện hữu thiêng liêng và cao cả của người bà, của sức mạnh và niềm tin bất diệt mà người cháu luôn khắc cốt ghi tâm. Bằng những hình ảnh thơ giản dị, xúc động và đầy tính thẩm mĩ, nhà thơ Bằng Việt đã tạc dựng nên chân dung người bà, người phụ nữ Việt Nam dũng cảm, kiên trung bằng tình yêu thương của mình sưởi ấm đứa cháu, vững lòng nơi hậu phương. Đồng thời khắc họa được hình tượng bếp lửa đầy tính thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật, góp phần là nên con mắt thơ tinh tế, giàu mãnh cảm. Bằng tất cả tấm lòng, tác giả để lại một hình tượng nghệ thuật bằng thơ đầy ám ảnh, dư ba. Ngoài bài văn mẫu về đề số 7 của bài viết số 7 thì các bài văn mẫu từ bài viết số 1 tới bài viết số 6 đều có trong mục văn mẫu của vforum.vn các bạn có thể xem thêm trong mục này nhé

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu viết bài tập làm văn số 7 văn lớp 9 đề 7 hình ảnh bếp lửa rong bài thơ “bếp lửa” của Bằng Việt.

Mỗi người luôn giữ trong tim những mảnh kí ức của tuổi thơ, có thể là tình cảm lứa đôi, tình bạn bè nhưng có lẽ thiêng liêng và bất diệt hơn cả vẫn là tình cảm gia đình phải không nào. Đó là người mẹ tảo tần nuôi ta lớn khôn, là người cha với bờ vai vững chắc làm điểm tửa, và còn là người bà âm thầm, chắt chiu cho ta những yêu thương chẳng thể đo đếm. Với bằng Việt, những tháng năm xa quê sống ở nước ngoài thì hình ảnh người bà đã trở thành dòng cảm hứng thôi thúc ông viết nên những câu thơ giản dị, ám ảnh mà xúc động lòng người. Qua từng câu thơ, hình ảnh người bà lại hiện lên thật cao cả thiêng liêng, và bất diệt của những yêu thương và hi sinh vĩ đại. Người bà ấy cũng gắn liền với hình ảnh Bếp lửa thiêng liêng, ấp iu, nồng đượm. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài tập làm văn số 9 trong chương trình ngữ văn lớp 9 đề số 7 hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt nhé. Với đề bài này, các bạn cần nêu được những lần xuất hiện của bếp lửa, ý nghĩa của hình ảnh ấy ra sao và đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng của nhà văn. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 7 HÌNH ẢNH BẾP LỬA TRONG BÀI THƠ “BẾP LỬA” CỦA BẰNG VIỆT
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình ảnh bếp lửa.

2.THÂN BÀI:
  • Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tần tảo mỗi sớm mai.
  • Bếp lửa của tình yêu thương.
  • Bếp lửa của những ngọt bùi, đắng cay khói hun nhèm mắt cháu.
  • Bếp lửa của khoai sắn ngọt bùi.
  • Bếp lửa của những ấp iu nồng đượm.
  • Bếp lửa gắn liền với kí ức tuổi thơ.
  • Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh trung tâm, tỏa sáng toàn bài thơ.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định tài năng xây dựng của tác giả.
Cảm xúc của bản thân.

BÀI LÀM BÀI VĂN BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 7 HÌNH ẢNH BẾP LỬA TRONG BÀI THƠ “BẾP LỬA” CỦA BẰNG VIỆT
Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, hình ảnh người bà đã thôi thúc cho nhà thơ nguồn cam xúc mãnh liệt, sôi sục để sáng tạo nên những vẫn thơ giản dị, ám ảnh đầy sức gợi của cảm xúc, cảm giác về tình cảm bà cháu thiêng liêng, về hình ảnh người bà tần tảo hi sinh, yêu thương đứa cháu nhỏ gắn liền với hình ảnh bếp lửa chập chờn sương sớm qua bài thơ “Bếp lửa”. Hình ảnh “bếp lửa” ấp iu, nồng đượm một lần nữa làm tỏa sáng, và làm hồng lên toàn bộ cấu tứ trong mạch cảm xúc của nhà thơ.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa trong sương sớm, gắn liền với đôi tay chi chút, cầ mẫn của người bà nhóm lửa:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Bếp lửa trờn vờn sương sớm, ấp iu được nhóm lên chắt chiu, cần mẫn và khéo léo bởi đôi tay gầy guộc, xương xương của người bà trong sớm hôm. Cụm từ “biết mấy nắng mưa” đã cho thấy sự vất vả, tần tảo, hi sinh sớm hôm của người bà cho sự đủ đầy, cho đứa cháu ấm lòng.
Không chỉ vậy bếp lửa thiêng liêng ấm áp ấy cũng là sự gắn liền với mùi khói hun nhèm mắt cháu. Bếp lửa ấy gắn liền với cuộc đời khốn khó, cơ cực của hai bà cháu, chính mùi khói cay đặc đã trở thành mùi vị quen thuộc của ấu thơ mà dù có xa quê, có đi khắp chân trời góc bể thì nó vẫn hun nhèm mắt cháu, cháu vẫn cứ bồi hồi, xúc động cay xè khi nhớ về nó. Vậy là bếp lửa không chỉ gắn liền với hình ảnh người bà ấp iu, chi chút mà còn là mạch dẫn để tác giả gợi nhớ về tuổi thơ, về những gì cay đắng, cơ cực mà yên ấm trong vòng tay yêu thương, chi chút của người bà. Nhớ bà, cũng chính là việc tác giả nhớ về hình ảnh bếp lửa gắn liền với trái tim nồng hậu, ấm áp của người bà hơn bao giờ hết. Người bà cũng là biểu tượng của người giữ lửa, nhóm lửa và truyền lửa thiêng liêng, bất diệt:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa.”


Bà là người nhóm lửa, nhóm ngọn lửa của yêu thương mà lòng bà luôn ủ sẵn để mong sưởi ấm cho cháu trong mọi hoàn cảnh. Bà nhóm ngọn lửa sưởi ấm cháu trong những lúc đói lòng, nhóm yêu thương ngọt bùi với xóm giềng, bà cũng là người nhóm dậy và thức dậy những gì tươi đẹp, hồn nhiên và trong sáng nhất của tuổi thơ cháu. Còn gì thiêng liêng cho bằng. trái tim và tình yêu thương của bà đã trở thành ngọn lửa bất diệt, thiêng liêng luôn rực sáng, soi đường chỉ lối trên mỗi bước chân của cháu. Nó thiêng liêng, bất diệt đến mức mà dù sau này, có đi xa, có lửa trăm nhà, có khói trăm tàu thì cuộc sống tiện nghi hiện đại ấy cũng không bằng ngọn lửa lòng bà, không ấm áp và ngọt bùi đắng cay như mùi khói hun nhèm mắt cháu. Nhưng tấm lòng người bà cũng đã được thể hiện xúc động và chân thực qua hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa ấy là nơi bà nhen nhóm lên những yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và những kí ức đẹp của tuổi thơ trong cháu. Ngọn lửa của bà như nguồn sáng mạnh mẽ, bất diệt để làm cháu tự tin, can đảm trên đường đời. Có thể nói, bếp lửa ấy không chỉ còn có hơi ấm, mà nó còn cả một trời sức mạnh, cả một biển yêu thương, một điểm tựa vững chắc và thiêng liêng của tuổi thơ. Để rồi cứ thổn thức, âm vang và ám ảnh mãi hình ảnh bếp lửa và đôi bàn tay chi chút, cẩn trọng của bà. Bếp lửa ấy của Bằng Việt giống như mảnh kí ức thiêng liêng, thầm kín mà dù có đi xa, quen với cuộc sống hiện đại, tiện nghi thì cũng không bao giờ cháu quên thổn thức sớm mai này bà nhóm bế lên chưa. Như thế, bếp lửa chính là sự hiện hữu thiêng liêng và cao cả của người bà, của sức mạnh và niềm tin bất diệt mà người cháu luôn khắc cốt ghi tâm.

Bằng những hình ảnh thơ giản dị, xúc động và đầy tính thẩm mĩ, nhà thơ Bằng Việt đã tạc dựng nên chân dung người bà, người phụ nữ Việt Nam dũng cảm, kiên trung bằng tình yêu thương của mình sưởi ấm đứa cháu, vững lòng nơi hậu phương. Đồng thời khắc họa được hình tượng bếp lửa đầy tính thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật, góp phần là nên con mắt thơ tinh tế, giàu mãnh cảm. Bằng tất cả tấm lòng, tác giả để lại một hình tượng nghệ thuật bằng thơ đầy ám ảnh, dư ba.

Ngoài bài văn mẫu về đề số 7 của bài viết số 7 thì các bài văn mẫu từ bài viết số 1 tới bài viết số 6 đều có trong mục văn mẫu của vforum.vn các bạn có thể xem thêm trong mục này nhé
0