Thuyết minh về chiếc cặp sách của em lớp 9 hay
Hướng dẫn làm bài tập làm văn thuyết minh về cái cặp sách, chiếc cặp đi học đựng đồ dùng sách vở có dàn ý và bài viết tham khảo ngữ văn lớp 8 và lớp 9 Học tập vốn là một con đường đầy gian nan và vất vả. Trên con đường lĩnh hội tri thức, bên cạnh chiếc bút, quyển vở là công cụ ghi chép, chiếc cặp ...
Hướng dẫn làm bài tập làm văn thuyết minh về cái cặp sách, chiếc cặp đi học đựng đồ dùng sách vở có dàn ý và bài viết tham khảo ngữ văn lớp 8 và lớp 9 Học tập vốn là một con đường đầy gian nan và vất vả. Trên con đường lĩnh hội tri thức, bên cạnh chiếc bút, quyển vở là công cụ ghi chép, chiếc cặp cũng là một vật dụng vô cùng gần gũi với người học sinh. Có thể nói chiếc cặp sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là người bạn đồng hành với người học sinh trên con đường đến trường. Cặp sách được sử dụng rộng rãi không chỉ trong học tập mà còn trong nhiều mặt khác của đời sống xã hội, đóng vai trò giúp bảo quản, giữ gìn sách vở, tài liệu, và cũng là để cho chúng ta dễ dàng mang đồ đạc theo. Với dạng bài thuyết minh về cái cặp, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc của cái cặp, các đặc điểm của chiếc cặp, vai trò, ý nghĩa của nó đối với con người. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là cách bảo quản chiếc cặp. Dưới đây là dàn ý và bài làm hoàn chỉnh, hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn. Cặp sách có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CHIẾC CẶP SÁCH 1. MỞ BÀI Giới thiệu cái cặp là một đồ dùng quen thuộc trong cuộc sống 2. THÂN BÀINguồn gốc: xuất hiện lần đầu tiên ở Mĩ năm 1988 Cấu tạo Phía ngoài: mặt cặp, quai cặp, nắp mở Cấu tạo Bên trong: có nhiều ngăn để đựng sách vở, đồ đạc Quy trình làm cặp: chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may, ghép nối Các loại cặp: cặp táp, cặp da, ba lô Cách bảo quản: thường xuyên lau chùi, không để cặp bị dính nước... 3. KẾT BÀI Khẳng định lại vai trò của cái cặp BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CHIẾC CẶP SÁCH Suốt quãng đời đi học, người học sinh luôn có rất nhiều người bạn đồng hành như sách, vở, bút, thước... Đó là những người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại không thể vắng mặt. Trong số những dụng cụ học tập thì chiếc cặp cũng là một vật dụng vô cùng gần gũi, gắn bó với người học sinh trong những năm tháng cắp sách đến trường. Cặp sách chắc chắn là một trong những phát minh hữu ích nhất của loài người. Nước Mỹ là nước đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách vào năm 1988. Từ đó, cặp sách đã được sử dụng phổ biến ở Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới. Chiếc cặp sách có cấu tạo rất đơn giản. Phía ngoài chỉ có mặt cặp, nắp mở, quai xách để cầm tay hoặc quai đeo để đeo trên lưng. Phía trong cặp được cấu tạo thành nhiều ngăn to nhỏ khác nhau để đựng sách vở, bút thước... Một số cặp còn có ngăn đựng áo mưa hoặc chai nước. Để làm ra một chiếc cặp bao gồm những công đoạn chính như: lựa chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may, ghép nối. Chất liệu cặp cũng vô cùng phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của người dùng. Cặp có thể làm từ vải nỉ, vải bố hoặc da... Dù làm bằng chất liệu gì thì yêu cầu quan trọng nhất là cặp phải chắc chắn vì nó dùng để chứa nhiều sách vở. Khâu xử lí để tái chế lại chất liệu, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. Hiện nay, thông thường các xí nghiệp thường sử dụng máy may để may các phần của cặp lại với nhau theo thiết kế. Cuối cùng, các phần được ghép nối lại thành chiếc cặp hoàn chỉnh rồi tung ra thị trường. Các loại cặp hiện nay cũng vô cùng đa dạng với nhiều mẫu mã và giá tiền khác nhau phù hợp vứi người tiêu dùng. Có cặp táp, cặp da, ba lô. Một số thương hiệu nổi tiếng như Hồng Hà, Thủ đô vàng, cặp của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Giá một chiếc cặp sách dao động khoảng vài trăm nghìn. Mỗi đối tượng sẽ có cách sử dụng cặp khác nhau. Đối với học sinh nữ sẽ dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người để thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. Còn học sinh nam có xu hướng đeo chép cặp sang một bên trông rất tự tin, năng động. Học sinh tiểu học thì thường đeo cặp trên lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng bạn bè. Cặp sách dù tốt, dù bền như thế nào cũng sẽ hỏng nếu chúng ta không biết cách bảo quản và sử dụng. Như ông cha ta đã nói: “Của bền tại người”, để chiếc cặp sách được bền lâu, chúng ta cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh để giữ độ mới của cặp. Không nên quăng cặp quá mạnh để tránh cặp bị rách. Khi trời mưa cần tránh để cặp không bị dính nước. Nếu để cặp ở những không gian hẹp như hộc tủ, hộc bàn sẽ gây chèn ép, làm cặp bị cong và vênh. Bên cạnh đó, một điểm cần lưu ý khác là không nên đựng khối lượng quá nặng so với sức chứa của cặp. Một số lời khuyên để sử dụng cặp đúng cách: chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Nên xếp những đồ vật nặng nhất ở phần tiếp giáp với lưng, sách vở và đồ dùng xếp sao cho không bị xô lệch. Để tránh bị cong vẹo người, hai quai nên được đeo một cách ngay ngắn, đối với loại cặp chỉ có một quai thì cần thay đổi vai đeo cho đỡ mỏi. Chiếc cặp là một vật dụng rất hữu ích và cần thiết trong quá trình học tập và làm việc của con người. Hiện tại hay mai sau, chiếc cặp vẫn sẽ giữ nguyên vai trò và giá trị của nó, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.
Hướng dẫn làm bài tập làm văn thuyết minh về cái cặp sách, chiếc cặp đi học đựng đồ dùng sách vở có dàn ý và bài viết tham khảo ngữ văn lớp 8 và lớp 9Học tập vốn là một con đường đầy gian nan và vất vả. Trên con đường lĩnh hội tri thức, bên cạnh chiếc bút, quyển vở là công cụ ghi chép, chiếc cặp cũng là một vật dụng vô cùng gần gũi với người học sinh. Có thể nói chiếc cặp sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là người bạn đồng hành với người học sinh trên con đường đến trường. Cặp sách được sử dụng rộng rãi không chỉ trong học tập mà còn trong nhiều mặt khác của đời sống xã hội, đóng vai trò giúp bảo quản, giữ gìn sách vở, tài liệu, và cũng là để cho chúng ta dễ dàng mang đồ đạc theo. Với dạng bài thuyết minh về cái cặp, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc của cái cặp, các đặc điểm của chiếc cặp, vai trò, ý nghĩa của nó đối với con người. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là cách bảo quản chiếc cặp. Dưới đây là dàn ý và bài làm hoàn chỉnh, hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn.
Cặp sách có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau
DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CHIẾC CẶP SÁCH
1. MỞ BÀI
Giới thiệu cái cặp là một đồ dùng quen thuộc trong cuộc sống
2. THÂN BÀI
- Nguồn gốc: xuất hiện lần đầu tiên ở Mĩ năm 1988
- Cấu tạo Phía ngoài: mặt cặp, quai cặp, nắp mở
- Cấu tạo Bên trong: có nhiều ngăn để đựng sách vở, đồ đạc
- Quy trình làm cặp: chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may, ghép nối
- Các loại cặp: cặp táp, cặp da, ba lô
- Cách bảo quản: thường xuyên lau chùi, không để cặp bị dính nước...
3. KẾT BÀI
Khẳng định lại vai trò của cái cặp
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CHIẾC CẶP SÁCH
Suốt quãng đời đi học, người học sinh luôn có rất nhiều người bạn đồng hành như sách, vở, bút, thước... Đó là những người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại không thể vắng mặt. Trong số những dụng cụ học tập thì chiếc cặp cũng là một vật dụng vô cùng gần gũi, gắn bó với người học sinh trong những năm tháng cắp sách đến trường.
Cặp sách chắc chắn là một trong những phát minh hữu ích nhất của loài người. Nước Mỹ là nước đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách vào năm 1988. Từ đó, cặp sách đã được sử dụng phổ biến ở Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới.
Chiếc cặp sách có cấu tạo rất đơn giản. Phía ngoài chỉ có mặt cặp, nắp mở, quai xách để cầm tay hoặc quai đeo để đeo trên lưng. Phía trong cặp được cấu tạo thành nhiều ngăn to nhỏ khác nhau để đựng sách vở, bút thước... Một số cặp còn có ngăn đựng áo mưa hoặc chai nước.
Để làm ra một chiếc cặp bao gồm những công đoạn chính như: lựa chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may, ghép nối. Chất liệu cặp cũng vô cùng phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của người dùng. Cặp có thể làm từ vải nỉ, vải bố hoặc da... Dù làm bằng chất liệu gì thì yêu cầu quan trọng nhất là cặp phải chắc chắn vì nó dùng để chứa nhiều sách vở. Khâu xử lí để tái chế lại chất liệu, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. Hiện nay, thông thường các xí nghiệp thường sử dụng máy may để may các phần của cặp lại với nhau theo thiết kế. Cuối cùng, các phần được ghép nối lại thành chiếc cặp hoàn chỉnh rồi tung ra thị trường. Các loại cặp hiện nay cũng vô cùng đa dạng với nhiều mẫu mã và giá tiền khác nhau phù hợp vứi người tiêu dùng. Có cặp táp, cặp da, ba lô. Một số thương hiệu nổi tiếng như Hồng Hà, Thủ đô vàng, cặp của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Giá một chiếc cặp sách dao động khoảng vài trăm nghìn.
Mỗi đối tượng sẽ có cách sử dụng cặp khác nhau. Đối với học sinh nữ sẽ dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người để thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. Còn học sinh nam có xu hướng đeo chép cặp sang một bên trông rất tự tin, năng động. Học sinh tiểu học thì thường đeo cặp trên lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng bạn bè.
Cặp sách dù tốt, dù bền như thế nào cũng sẽ hỏng nếu chúng ta không biết cách bảo quản và sử dụng. Như ông cha ta đã nói: “Của bền tại người”, để chiếc cặp sách được bền lâu, chúng ta cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh để giữ độ mới của cặp. Không nên quăng cặp quá mạnh để tránh cặp bị rách. Khi trời mưa cần tránh để cặp không bị dính nước. Nếu để cặp ở những không gian hẹp như hộc tủ, hộc bàn sẽ gây chèn ép, làm cặp bị cong và vênh. Bên cạnh đó, một điểm cần lưu ý khác là không nên đựng khối lượng quá nặng so với sức chứa của cặp.
Một số lời khuyên để sử dụng cặp đúng cách: chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Nên xếp những đồ vật nặng nhất ở phần tiếp giáp với lưng, sách vở và đồ dùng xếp sao cho không bị xô lệch. Để tránh bị cong vẹo người, hai quai nên được đeo một cách ngay ngắn, đối với loại cặp chỉ có một quai thì cần thay đổi vai đeo cho đỡ mỏi.
Chiếc cặp là một vật dụng rất hữu ích và cần thiết trong quá trình học tập và làm việc của con người. Hiện tại hay mai sau, chiếc cặp vẫn sẽ giữ nguyên vai trò và giá trị của nó, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.