Bài viết số 7 lớp 9 đề 2: Nghị luận về số phận và tính cách của Lão Hạc
Hướng dẫn học sinh làm bài tập làm văn số 7 lớp 9 đề 2 lập dàn ý và bài văn mẫu suy nghĩ về số phận và tính cách lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Người nông dân là đề tài quen thuộc đã được nhiều cây bút cày xới mà vang về những vụ mùa bội thu. Nếu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố viết về nỗi ...
Hướng dẫn học sinh làm bài tập làm văn số 7 lớp 9 đề 2 lập dàn ý và bài văn mẫu suy nghĩ về số phận và tính cách lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Người nông dân là đề tài quen thuộc đã được nhiều cây bút cày xới mà vang về những vụ mùa bội thu. Nếu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố viết về nỗi thống khổ của người nông dân là nỗi khổ của sưu cao, thuế nặng, hà hiếp áp bức hay Nguyên Hồng viết về những cảnh đời tội nghiệp của phụ nữ và trẻ thơ bằng một giọng thống thiết thì Nam Cao-cây bút xuất sắc nhất của chủ nghĩa hiện thực, được ví như Sê-khốp của Việt Nam lại quan tâm đau đáu đến vấn đề nhân cách của người nông dân bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột đi. Và một trong những sáng tác tiêu biểu, đặc sắc của ông chính là truyện ngắn Lão Hạc. Vậy thì cùng với Lão Hạc, trong sáng tác của Nam Cao số phận và tính cách người nông dân được khắc họa như thế nào thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài tập làm văn lớp 9 bài viết số 7 đề thứ 2 suy nghĩ về tính cách và số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Với đề bài này, các bạn cần giới thiệu khái quát hoàn cảnh tội nghiệp của lão Hạc và làm nổi bật tính cách cao thượng, yêu thương và lòng hi sinh cao cả của người cha giành cho con. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé. Lão Hạc là 1 tác phẩm rất hay LẬP DÀN Ý BÀI VĂN BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 đỀ 2 SUY NGHĨ VỀ SỐ PHẬN VÀ TÍNH CÁCH LÃO HẠC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 1.MỞ BÀI: giới thiệu về nhân vật cần bàn luận. 2.THÂN BÀI: Số phận: Sống trong cảnh gà trống nuôi con. Con trai bỏ đi phu đồn điền cao su. ở nhà một mình. Cô đơn và nghèo đói đuôi đẳng. Tính cách: Lão Hạc là người nông dân thuần hậu chất phác, lương thiện. Là người có lòng tự trọng rất cao. Là một người cha giàu lòng yêu thương, hi sinh vì con. 3.KẾT BÀI: Nêu cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc. BÀI VĂN BÀI VIẾT SÔ 7 LỚP 9 ĐỀ 2 SUY NGHĨ CỦA EM VỀ SỐ PHẬN VÀ TÍNH CÁCH LÃO HẠC Một tác phẩm chân chính phải vượt qua bờ cõi và giới hạn, phải chứa đựng những gì vừa lớn lao, vừa đau khổ, nó ca tụng tình thương, lòng bác ái sự công bình, nó làm cho người gần người hơn. Và những trang truyện ngắn thấm đẫm tính nhân văn của Nam Cao là những trang hoa như vậy, một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông là “lão Hac”. Cũng từ đây, qua tính cách và số phận lão Hạc đã để lại nhiều suy nghĩ thấm thía cho người đọc về hoàn cảnh tội nghiệp và phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Lão Hạc là một người nông dân đã có tuổi. Lão sống trong cảnh gà trống nuôi con, nhà cửa cũng không phải là gia tài kếch xù gì, lão chỉ có mảnh vườn nhỏ để lại cho người con. Con trai của lão có yêu một người con gái trong làng và muốn cưới cô làm vợ nhưng do hoàn cảnh gia đình không đáp ứng được nên anh đã phải bỏ đi phu đồn điền cao su, để lại lão ở nhà một mình sống trong cảnh cô đơn và mong nhớ của người cha cho đứa con. Lão đã chăm chỉ cần mẫn cày thuê cuốc mướn, làm ruộng vườn và nuôi nấng đứa con, nay đã gài yếu ở cái tuổi gần đất xa trời lại phải sống lọ mọ trong cảnh già cả thì thật tội nghiệp biết bao. Nhưng mặc dù sống trong hoàn cảnh neo đơn như thế, lão Hạc vẫn tỏa sáng nhân cách cao đẹp và thanh cao của người nông dân Việt Nam. Lão hạc là một người nông dân hiền lành, chất phác. Sống nghèo khó nhưng lão không bao giờ hạ thấp lòng tự trọng và nhân cách của mình, bần cùng nhưng không bần nghĩa, bần tình. Khi con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão đã nuôi cậu Vàng, con chó mà cậu coi như con ruột. lão đau đớn đến quằn quại và da diết khi phải bán con chó Vàng. Lão ăn năn, hối hận và đau đớn đến cùng cực khi phải chứng kiến cảnh chú chó của mình bị bán đi “mắt lão ầng ẫng nước, lão thấy khó thở như có ai bóp vào lồng ngực mình.” Chỉ có thể là một con người nghĩa tình đến đâu mới cảm thây có lỗi với một con chó như thế. Không chỉ vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn lão cũng không bao giờ muốn nhờ sự trợ giúp hay cưu mang từ người khác. Lão để giành tiền còn lại và mảnh vườn của mình cho người con trai dù đang phải chịu ốm đau và không còn lấy cái gì nữa để ăn cũng kiên quyết không chịu động vào đống tài sản ấy cho con. Lão hạc chính là tấm gương của một người ch vị tha, giàu lòng yêu thương và hi sinh cho con. Đến ngay cả khi dù phải tìm đến cái chết để bảo toàn số tiền ấy, lão cũng chấp nhận. Lão đã chết vì ăn bả chó của Binh Tư, để không phải đụng vào số tiền cho con trai, để dường như muốn chuộc lại lỗi lầm với chú chó Vàng mà lão đã bán đi. Nhưng đến cái chết cũng là một cái chết đầy đau đớn và dữ dội, cái chết ấy cũng là cái chết để bảo toàn danh dự và nhân phẩm của mình, cũng là cách để giữ gìn lòng tự trọng của mình. Nhưng cái chết ấy của lão lại khiến nhiều người lầm tưởng là lão cho bả chó mà nghi sai cho lão, cũng từ đây, Nam Cao đặt ra vấn đề đôi mắt vơi người đọc, cần phải có cái nhìn thấu thị và tinh tế để phân biệt và phán đoán đúng vấn đề mà cuốc ống phức tạp vẫn đặt ra hàng ngày. Qua cách xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao gửi gắm đến người đọc những thông điệp sâu sắc về nhân sinh quan và thế giới quan, bày tỏ sự thấu hiểu và cảm thông chân thành, xa xót của Nam Cao với số phận người nông dân lúc bấy giờ. Hơn nữa, cũng đồng thời ca ngợi phẩm chất cao đẹp, thanh cao của người nông dân tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Đây chỉ là đề thứ 2 trong bài viết số 7 của ngữ văn lớp 9 có tất 7 đề khác nhau tùy vào lựa chọn của các bạn và yêu cầu của cô giáo bạn phải chọn chủ đề cho phù hợp ngoài ra cô giáo cũng có thể ra một số chủ đề khác trong dạng văn nghị luận này
Hướng dẫn học sinh làm bài tập làm văn số 7 lớp 9 đề 2 lập dàn ý và bài văn mẫu suy nghĩ về số phận và tính cách lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao.Người nông dân là đề tài quen thuộc đã được nhiều cây bút cày xới mà vang về những vụ mùa bội thu. Nếu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố viết về nỗi thống khổ của người nông dân là nỗi khổ của sưu cao, thuế nặng, hà hiếp áp bức hay Nguyên Hồng viết về những cảnh đời tội nghiệp của phụ nữ và trẻ thơ bằng một giọng thống thiết thì Nam Cao-cây bút xuất sắc nhất của chủ nghĩa hiện thực, được ví như Sê-khốp của Việt Nam lại quan tâm đau đáu đến vấn đề nhân cách của người nông dân bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột đi. Và một trong những sáng tác tiêu biểu, đặc sắc của ông chính là truyện ngắn Lão Hạc. Vậy thì cùng với Lão Hạc, trong sáng tác của Nam Cao số phận và tính cách người nông dân được khắc họa như thế nào thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài tập làm văn lớp 9 bài viết số 7 đề thứ 2 suy nghĩ về tính cách và số phận Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Với đề bài này, các bạn cần giới thiệu khái quát hoàn cảnh tội nghiệp của lão Hạc và làm nổi bật tính cách cao thượng, yêu thương và lòng hi sinh cao cả của người cha giành cho con. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.
Lão Hạc là 1 tác phẩm rất hay
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 đỀ 2 SUY NGHĨ VỀ SỐ PHẬN VÀ TÍNH CÁCH LÃO HẠC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO
1.MỞ BÀI:
giới thiệu về nhân vật cần bàn luận.
2.THÂN BÀI:
Số phận:
Sống trong cảnh gà trống nuôi con.
Con trai bỏ đi phu đồn điền cao su.
ở nhà một mình.
Cô đơn và nghèo đói đuôi đẳng.
Tính cách:
Lão Hạc là người nông dân thuần hậu chất phác, lương thiện.
Là người có lòng tự trọng rất cao.
Là một người cha giàu lòng yêu thương, hi sinh vì con.
3.KẾT BÀI:
Nêu cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc.
BÀI VĂN BÀI VIẾT SÔ 7 LỚP 9 ĐỀ 2 SUY NGHĨ CỦA EM VỀ SỐ PHẬN VÀ TÍNH CÁCH LÃO HẠC
Một tác phẩm chân chính phải vượt qua bờ cõi và giới hạn, phải chứa đựng những gì vừa lớn lao, vừa đau khổ, nó ca tụng tình thương, lòng bác ái sự công bình, nó làm cho người gần người hơn. Và những trang truyện ngắn thấm đẫm tính nhân văn của Nam Cao là những trang hoa như vậy, một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông là “lão Hac”. Cũng từ đây, qua tính cách và số phận lão Hạc đã để lại nhiều suy nghĩ thấm thía cho người đọc về hoàn cảnh tội nghiệp và phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Lão Hạc là một người nông dân đã có tuổi. Lão sống trong cảnh gà trống nuôi con, nhà cửa cũng không phải là gia tài kếch xù gì, lão chỉ có mảnh vườn nhỏ để lại cho người con. Con trai của lão có yêu một người con gái trong làng và muốn cưới cô làm vợ nhưng do hoàn cảnh gia đình không đáp ứng được nên anh đã phải bỏ đi phu đồn điền cao su, để lại lão ở nhà một mình sống trong cảnh cô đơn và mong nhớ của người cha cho đứa con. Lão đã chăm chỉ cần mẫn cày thuê cuốc mướn, làm ruộng vườn và nuôi nấng đứa con, nay đã gài yếu ở cái tuổi gần đất xa trời lại phải sống lọ mọ trong cảnh già cả thì thật tội nghiệp biết bao.
Nhưng mặc dù sống trong hoàn cảnh neo đơn như thế, lão Hạc vẫn tỏa sáng nhân cách cao đẹp và thanh cao của người nông dân Việt Nam. Lão hạc là một người nông dân hiền lành, chất phác. Sống nghèo khó nhưng lão không bao giờ hạ thấp lòng tự trọng và nhân cách của mình, bần cùng nhưng không bần nghĩa, bần tình. Khi con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão đã nuôi cậu Vàng, con chó mà cậu coi như con ruột. lão đau đớn đến quằn quại và da diết khi phải bán con chó Vàng. Lão ăn năn, hối hận và đau đớn đến cùng cực khi phải chứng kiến cảnh chú chó của mình bị bán đi “mắt lão ầng ẫng nước, lão thấy khó thở như có ai bóp vào lồng ngực mình.” Chỉ có thể là một con người nghĩa tình đến đâu mới cảm thây có lỗi với một con chó như thế. Không chỉ vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn lão cũng không bao giờ muốn nhờ sự trợ giúp hay cưu mang từ người khác. Lão để giành tiền còn lại và mảnh vườn của mình cho người con trai dù đang phải chịu ốm đau và không còn lấy cái gì nữa để ăn cũng kiên quyết không chịu động vào đống tài sản ấy cho con. Lão hạc chính là tấm gương của một người ch vị tha, giàu lòng yêu thương và hi sinh cho con. Đến ngay cả khi dù phải tìm đến cái chết để bảo toàn số tiền ấy, lão cũng chấp nhận. Lão đã chết vì ăn bả chó của Binh Tư, để không phải đụng vào số tiền cho con trai, để dường như muốn chuộc lại lỗi lầm với chú chó Vàng mà lão đã bán đi. Nhưng đến cái chết cũng là một cái chết đầy đau đớn và dữ dội, cái chết ấy cũng là cái chết để bảo toàn danh dự và nhân phẩm của mình, cũng là cách để giữ gìn lòng tự trọng của mình. Nhưng cái chết ấy của lão lại khiến nhiều người lầm tưởng là lão cho bả chó mà nghi sai cho lão, cũng từ đây, Nam Cao đặt ra vấn đề đôi mắt vơi người đọc, cần phải có cái nhìn thấu thị và tinh tế để phân biệt và phán đoán đúng vấn đề mà cuốc ống phức tạp vẫn đặt ra hàng ngày.
Qua cách xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao gửi gắm đến người đọc những thông điệp sâu sắc về nhân sinh quan và thế giới quan, bày tỏ sự thấu hiểu và cảm thông chân thành, xa xót của Nam Cao với số phận người nông dân lúc bấy giờ. Hơn nữa, cũng đồng thời ca ngợi phẩm chất cao đẹp, thanh cao của người nông dân tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Đây chỉ là đề thứ 2 trong bài viết số 7 của ngữ văn lớp 9 có tất 7 đề khác nhau tùy vào lựa chọn của các bạn và yêu cầu của cô giáo bạn phải chọn chủ đề cho phù hợp ngoài ra cô giáo cũng có thể ra một số chủ đề khác trong dạng văn nghị luận này