05/02/2018, 10:18

Bài viết số 5 lớp 10 đề 2: Giới thiệu một loại hình ca nhạc(hay sân khấu) mà anh chị yêu thích

Hướng dẫn làm bài viết số 5 ngữ văn lớp 10 THCS đề 2: Giới thiệu một loại hình ca nhạc(hay sân khấu) mà anh chị yêu thích có dàn ý và bài viết tham khảo Đất nước Việt Nam ta vốn có nền văn hiến lâu đời và giàu truyền thống lịch sử. Một trong những yếu tố làm nên một đất nước Việt Nam mang đậm bản ...

Hướng dẫn làm bài viết số 5 ngữ văn lớp 10 THCS đề 2: Giới thiệu một loại hình ca nhạc(hay sân khấu) mà anh chị yêu thích có dàn ý và bài viết tham khảo Đất nước Việt Nam ta vốn có nền văn hiến lâu đời và giàu truyền thống lịch sử. Một trong những yếu tố làm nên một đất nước Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc đó là những loại hình ca nhạc. Những loại hình ấy đã được ông cha ta sáng tạo ra từ lâu đời, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó theo người nông dân trên từng con đường, thửa ruộng. Những câu hát cất lên phần nào giúp họ quên đi nỗi vất vả, cực nhọc và hăng say làm việc hơn. Những loại hình ca nhạc phần nào cũng thể hiện sức sáng tạo và tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân ta thuở trước. Dẫu cuộc sống còn nhiều bất công, trái ngang nhưng họ vẫn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, tự làm giàu có thêm đời sống tinh thần của mình. Mỗi cùng miền lại có một loại hình ca nhạc đặc trưng riêng. Với bài viết số 5 lớp 10 đề 2: Giới thiệu một loại hình ca nhạc(hay sân khấu) mà anh chị yêu thích, mình sẽ giới thiệu với các bạn về nghệ thuật hát quan họ ở Bắc Ninh- những điệu hò đã làm nên vẻ đẹp của đất Kinh Bắc. Hát Quan họ trên sông DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 10 ĐỀ 2: GIỚI THIỆU MỘT LOẠI HÌNH CA NHẠC(HAY SÂN KHẤU) MÀ ANH CHỊ YÊU THÍCH 1. MỞ BÀI Giới thiệu loại hình ca nhạc ấy: hát quan họ Bắc Ninh 2. THÂN BÀIQuan họ là một trong những điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng Nguồn gốc: từ thế kỉ 17, bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xóm, Nội dung chính: hai bên nam- Quan họ nam và nữ- Quan họ nữ hát đối với nhau Thời gian: mùa xuân và mùa thu Đặc điểm chính:Trang phục: họ trai thường mặc trang phục áo lụa, áo the, quần sớ, khăn xếp; nữ thì mặc mớ bảy mớ ba, áo tứ thân Làn điệu quan họ: giọng lề lối, giọng sổng, giọng vặt, giọng giã bạn Phong tục: họ nam mời trầu họ nữ Địa điểm: ở sân nhà, trước cửa đình, dưới gốc đa, bến nước, trên thuyền... Quan họ ngày nay: là niềm tự hao của người dân Kinh Bắc và dân tộc Việt Nam 3. KẾT BÀI Nêu cảm nghĩ về nghệ thuật hát quan họ VĂN MẪU BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 10 ĐỀ 2: GIỚI THIỆU LOẠI HÌNH CA NHẠC QUAN HỌ "Một lần đến Kinh Bắc Hồn lơ thơ sông Cầu Nghe một lần Quan họ Đắm suốt đời trong nhau" Nếu như xứ Huế của thơ và mộng có những câu ca Huế dịu dàng, đằm thắm thì về miền Kinh Bắc, miền quê mà "Một làn nắng cũng mang điệu dân ca”, chúng ta lại được đắm chìm trong những câu quan họ ngọt ngào nhưng cũng không kém phần tình tứ, vương vấn mãi không nguôi. Dân ca quan họ là một trong những điệu dân ca tiêu biểu và lâu đời của vùng đồng bằng sông Hồng. Nó hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc, đặc biệt là ở ranh giới giữa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay, nơi có con sông Cầu chảy qua, được gọi là “dòng sông quan họ”. Người ta cho rằng, Quan họ có từ thế kỉ 17, bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xóm. Cái tên “quan họ” đã có từ xa xưa, có thể giải thích là thể loại âm nhạc của “họ nhà quan”. Nội dung chính của buồi hát quan họ là khi hai bên nam- quan họ nam và nữ- quan họ nữ hát đối đáp với nhau, người đứng đầu mỗi bên là các liền anh, liền chị. Buổi hát quan họ thêm hấp dẫn nhờ có sự ứng biến của mỗi bên. Mùa ca hát quan họ thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu, tưng bừng, rộn rã khắp làng trên xóm dưới. Quan họ có rất nhiều đặc điểm riêng độc đáo. Về trang phục khi hát, nam thường mặc áo the, quần sớ, khăn xếp, nữ mặc áo tứ thân mớ ba mớ bảy. Khi hát ngoài trời, nam che ô còn nữ che nón quai thao để thêm phần duyên dáng, trang nhã. Một đặc điểm nữa của quan họ là phong phú về giọng điệu: la rằng, cây gạo, giã bạn... Một canh hát gồm có 3 chặng: chặng mở đầu hát giọng lề lối, sau đó chuyển sang giọng sổng để vào chặng giữa, cuối cùng là chặng cuối với giọng giã bạn. Giọng lề lối là giọng hát mở đầu, được hát với tốc độ chậm, nhiều luyến láy và tiếng đệm. Một số bài quen thuộc như: Cây gạo, Tình tang... Giọng sổng lại có tính chất khoan thai mực thước, ảnh hưởng nhiều tới giọng vặt tiếp theo. Giọng vặt không đơn giản như giọng lề lối, tiết tấu linh hoạt, thuộc phần chính của buổi hát và thể hiện rõ tính chất nghệ thuật. Kết thúc canh hát người ta sẽ hát giọng giã bạn, chủ đề chính là tiễn biệt. Giai điệu thường buồn thương nhưng rất mặn mà, nồng thắm. Hát quan họ đòi hỏi khá nhiều kĩ thuật, lời ca giàu chất thơ tạo cho người nghe những xúc cảm đặc biệt. Những câu hát thường được mượn để bày tỏ tình yêu nhưng rất ý nhị, duyên dáng, làm say đắm lòng người. Phong tục đặc trưng trong đám hội là quan họ nam sẽ mời trầu quan họ nữ. Các buổi hát quan họ thường gắn liền với không gian làng quê như ở sân nhà, sân đình, dưới gốc đa, trên thuyền, bến nước... Quan họ có nội dung rất phong phú. Vì thế, nó không chỉ là tiếng hát về tình yêu nam nữ mà còn mang ý nghĩa như cầu duyên, cầu phúc, cầu lộc, cầu may... Thói quen, phong tục hát quan họ vẫn được giữ gìn và duy trì trong cuộc sống ngày nay. Đời sống của người dân Kinh Bắc từ xưa đến nay vẫn gắn liền với những câu ca quan họ. Nó là một đặc sản, món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Bắc Ninh, ngấm vào trong máu thịt của họ. Mỗi người con Bắc Ninh từ khi sinh ra và lớn lên ít nhiều đều biết hát quan họ. Thế hệ trước phải có trách nhiệm truyền lại cho thế hệ sau để giữ gìn một di sản tinh thần của quê hương, đất nước. Năm 2009, dân ca quan họ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại bên cạnh nhã nhạc cung đình Huế, ca trù và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Ngày nay, quan họ không chỉ bó hẹp trong không gian làng xã mà đã lan tỏa ra khắp mọi miền tổ quốc, năm châu quốc tế. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn di sản dân ca quan họ Bắc Ninh để làm đậm đà thêm bản sắc dân tộc, đồng thời đưa văn hóa Việt Nam đến khắp mọi nơi trên thế giới.

Hướng dẫn làm bài viết số 5 ngữ văn lớp 10 THCS đề 2: Giới thiệu một loại hình ca nhạc(hay sân khấu) mà anh chị yêu thích có dàn ý và bài viết tham khảo

Đất nước Việt Nam ta vốn có nền văn hiến lâu đời và giàu truyền thống lịch sử. Một trong những yếu tố làm nên một đất nước Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc đó là những loại hình ca nhạc. Những loại hình ấy đã được ông cha ta sáng tạo ra từ lâu đời, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó theo người nông dân trên từng con đường, thửa ruộng. Những câu hát cất lên phần nào giúp họ quên đi nỗi vất vả, cực nhọc và hăng say làm việc hơn. Những loại hình ca nhạc phần nào cũng thể hiện sức sáng tạo và tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân ta thuở trước. Dẫu cuộc sống còn nhiều bất công, trái ngang nhưng họ vẫn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, tự làm giàu có thêm đời sống tinh thần của mình. Mỗi cùng miền lại có một loại hình ca nhạc đặc trưng riêng. Với bài viết số 5 lớp 10 đề 2: Giới thiệu một loại hình ca nhạc(hay sân khấu) mà anh chị yêu thích, mình sẽ giới thiệu với các bạn về nghệ thuật hát quan họ ở Bắc Ninh- những điệu hò đã làm nên vẻ đẹp của đất Kinh Bắc.


Hát Quan họ trên sông

DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 10 ĐỀ 2: GIỚI THIỆU MỘT LOẠI HÌNH CA NHẠC(HAY SÂN KHẤU) MÀ ANH CHỊ YÊU THÍCH
1. MỞ BÀI
Giới thiệu loại hình ca nhạc ấy: hát quan họ Bắc Ninh

2. THÂN BÀI
  • Quan họ là một trong những điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng
  • Nguồn gốc: từ thế kỉ 17, bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xóm,
  • Nội dung chính: hai bên nam- Quan họ nam và nữ- Quan họ nữ hát đối với nhau
  • Thời gian: mùa xuân và mùa thu

Đặc điểm chính:
  • Trang phục: họ trai thường mặc trang phục áo lụa, áo the, quần sớ, khăn xếp; nữ thì mặc mớ bảy mớ ba, áo tứ thân
  • Làn điệu quan họ: giọng lề lối, giọng sổng, giọng vặt, giọng giã bạn
  • Phong tục: họ nam mời trầu họ nữ
  • Địa điểm: ở sân nhà, trước cửa đình, dưới gốc đa, bến nước, trên thuyền...
  • Quan họ ngày nay: là niềm tự hao của người dân Kinh Bắc và dân tộc Việt Nam

3. KẾT BÀI
Nêu cảm nghĩ về nghệ thuật hát quan họ

VĂN MẪU BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 10 ĐỀ 2: GIỚI THIỆU LOẠI HÌNH CA NHẠC QUAN HỌ
"Một lần đến Kinh Bắc
Hồn lơ thơ sông Cầu
Nghe một lần Quan họ
Đắm suốt đời trong nhau"
Nếu như xứ Huế của thơ và mộng có những câu ca Huế dịu dàng, đằm thắm thì về miền Kinh Bắc, miền quê mà "Một làn nắng cũng mang điệu dân ca”, chúng ta lại được đắm chìm trong những câu quan họ ngọt ngào nhưng cũng không kém phần tình tứ, vương vấn mãi không nguôi.

Dân ca quan họ là một trong những điệu dân ca tiêu biểu và lâu đời của vùng đồng bằng sông Hồng. Nó hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc, đặc biệt là ở ranh giới giữa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay, nơi có con sông Cầu chảy qua, được gọi là “dòng sông quan họ”. Người ta cho rằng, Quan họ có từ thế kỉ 17, bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xóm. Cái tên “quan họ” đã có từ xa xưa, có thể giải thích là thể loại âm nhạc của “họ nhà quan”.

Nội dung chính của buồi hát quan họ là khi hai bên nam- quan họ nam và nữ- quan họ nữ hát đối đáp với nhau, người đứng đầu mỗi bên là các liền anh, liền chị. Buổi hát quan họ thêm hấp dẫn nhờ có sự ứng biến của mỗi bên. Mùa ca hát quan họ thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu, tưng bừng, rộn rã khắp làng trên xóm dưới.

Quan họ có rất nhiều đặc điểm riêng độc đáo. Về trang phục khi hát, nam thường mặc áo the, quần sớ, khăn xếp, nữ mặc áo tứ thân mớ ba mớ bảy. Khi hát ngoài trời, nam che ô còn nữ che nón quai thao để thêm phần duyên dáng, trang nhã. Một đặc điểm nữa của quan họ là phong phú về giọng điệu: la rằng, cây gạo, giã bạn... Một canh hát gồm có 3 chặng: chặng mở đầu hát giọng lề lối, sau đó chuyển sang giọng sổng để vào chặng giữa, cuối cùng là chặng cuối với giọng giã bạn. Giọng lề lối là giọng hát mở đầu, được hát với tốc độ chậm, nhiều luyến láy và tiếng đệm. Một số bài quen thuộc như: Cây gạo, Tình tang... Giọng sổng lại có tính chất khoan thai mực thước, ảnh hưởng nhiều tới giọng vặt tiếp theo. Giọng vặt không đơn giản như giọng lề lối, tiết tấu linh hoạt, thuộc phần chính của buổi hát và thể hiện rõ tính chất nghệ thuật. Kết thúc canh hát người ta sẽ hát giọng giã bạn, chủ đề chính là tiễn biệt. Giai điệu thường buồn thương nhưng rất mặn mà, nồng thắm. Hát quan họ đòi hỏi khá nhiều kĩ thuật, lời ca giàu chất thơ tạo cho người nghe những xúc cảm đặc biệt. Những câu hát thường được mượn để bày tỏ tình yêu nhưng rất ý nhị, duyên dáng, làm say đắm lòng người.

Phong tục đặc trưng trong đám hội là quan họ nam sẽ mời trầu quan họ nữ. Các buổi hát quan họ thường gắn liền với không gian làng quê như ở sân nhà, sân đình, dưới gốc đa, trên thuyền, bến nước... Quan họ có nội dung rất phong phú. Vì thế, nó không chỉ là tiếng hát về tình yêu nam nữ mà còn mang ý nghĩa như cầu duyên, cầu phúc, cầu lộc, cầu may... Thói quen, phong tục hát quan họ vẫn được giữ gìn và duy trì trong cuộc sống ngày nay.

Đời sống của người dân Kinh Bắc từ xưa đến nay vẫn gắn liền với những câu ca quan họ. Nó là một đặc sản, món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Bắc Ninh, ngấm vào trong máu thịt của họ. Mỗi người con Bắc Ninh từ khi sinh ra và lớn lên ít nhiều đều biết hát quan họ. Thế hệ trước phải có trách nhiệm truyền lại cho thế hệ sau để giữ gìn một di sản tinh thần của quê hương, đất nước. Năm 2009, dân ca quan họ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại bên cạnh nhã nhạc cung đình Huế, ca trù và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày nay, quan họ không chỉ bó hẹp trong không gian làng xã mà đã lan tỏa ra khắp mọi miền tổ quốc, năm châu quốc tế. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn di sản dân ca quan họ Bắc Ninh để làm đậm đà thêm bản sắc dân tộc, đồng thời đưa văn hóa Việt Nam đến khắp mọi nơi trên thế giới.
0