05/02/2018, 10:17

Bài viết số 5 lớp 10 đề 4: Thuyết minh về một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống

Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 5 lớp 10 đề 4: Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại có dàn ý và bài làm tham khảo Đất nước Việt Nam ta vốn có nền văn hiến và những truyền thống lịch sử lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc. ...

Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 5 lớp 10 đề 4: Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại có dàn ý và bài làm tham khảo Đất nước Việt Nam ta vốn có nền văn hiến và những truyền thống lịch sử lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc. Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, lễ hội đóng một phần quan trọng, hầu như có mặt ở khắp mọi miền Tổ quốc. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm vẫn được duy trì như một cách bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân, một số ít vào mùa thu vì đây là hai mùa đẹp nhất trong năm. Một số lễ hội lớn, tiêu biểu khắp cả nước như: hội Gióng, hội Lim(Kinh Bắc), hội đền Hùng(Phú Thọ), lễ hội Yên Tử(Quảng Ninh).... Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn viết bài tập làm văn số 5 lớp 10 đề 4: Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại. Tìm hiểu những lễ hội của Việt Nam cũng là một cách để chúng ta trở về với cội nguồn của dân tộc. Hẳn mỗi người đều đã từng tham gia các lễ hội và có riêng cho mình một lễ hội yêu thích. Với bài làm này, mình sẽ giới thiệu về lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải Phong. DÀN Ý BÀI LÀM VĂN SỐ 5 LỚP 10 ĐỀ 4: GIỚI THIỆU MỘT LỄ HỘI GHI LẠI NHỮNG NÉT ĐẸP CỦA PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG HOẶC THỂ HIỆN KHÍ THẾ SÔI NỔI CỦA THỜI ĐẠI 1. MỞ BÀI Giới thiệu lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng 2. THÂN BÀI Nguồn gốc: có từ thế kỉ 18 Thời gian: mùng 9/8 âm lịch hàng năm Cách chọn, nuôi, huấn luyện trâu: những con trâu đực khỏe mạnh, sừng đen như mun và vểnh lên Trường đấu: những bãi đất rộng, có hào nước bao quanh Phần lễ: lễ tế thần Điểm Tước và lễ rước kiệu bát cống Phần hội: Điệu múa khai hội của 24 tráng niên Trâu được dẫn vào sới, có người che lọng và múa cờ, khi hai ông trâu cách nhau 20m, người dắt nhanh chóng rút “sẹo” rồi nhanh chóng lùi ra. Trận chọi trâu diễn ra gay cấn, ác liệt Ý nghĩa lễ hội trọi trâu: mang lại niềm vui cho người xem, là một tục lệ, tín ngưỡng độc đáo 3. KẾT BÀI Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của lễ hội chọi trâu BÀI LÀM VĂN SỐ 5 LỚP 10 ĐỀ 4: GIỚI THIỆU MỘT LỄ HỘI GHI LẠI NHỮNG NÉT ĐẸP CỦA PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG HOẶC THỂ HIỆN KHÍ THẾ SÔI NỔI CỦA THỜI ĐẠI "Dù ai buôn đâu, bán đâu Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về Dù ai bận rộn trăm bề Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu" Hải Phòng là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh mang đậm nét đặc trưng của miền biển. Trong số những di sản văn hóa ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Đây là lễ hội có nhiều nét đặc sắc về phong tục văn hóa và lịch sử, để lại nhiều ấn tượng cho du khách thập phương. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn thể hiện bản sắc văn hóa và tinh thần thượng võ của người dân miền biển. Theo truyền thuyết, lễ hội chọi trâu đã có từ thế kỉ 18, được tổ chức để cầu hạnh phúc và thịnh vượng cho người dân địa phương. Người dân Đồ Sơn vẫn truyền nhau sự tích về lễ hội chọi trâu: Một đêm rằm tháng 8, người dân miền biển nhìn thấy một ông tiên đang say sưa ngắm hai chú trâu đang chọi nhau. Từ đó, lễ hội chọi trâu trở thành một phần đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Đồ Sơn. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Lúc này, lúa ngoài đồng đang thì con gái, ngư dân cũng vừa kết thúc mùa cá, mọi người nô nức chuẩn bị cho lễ hội chọi trâu. Trường đấu để chọi trâu là những bãi đất rộng, có hào nước bao quanh. Những chú trâu được tuyển chọn vô cùng kĩ lưỡng để tham gia cuộc thi. Trâu phải là những chú trâu đực khỏe mạnh, da bóng, lông mượt, đặc biệt sừng trâu phải đen như gỗ mun, vểnh lên như lưỡi liềm. Giống như bao lễ hội khác, lễ hội chọi trâu cũng có 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ với những nghi lễ truyền thống và trang trọng bao gồm lễ tế thần Điểm Tước, sau đó là lễ rước kiệu bát cống. Phần lễ rộn ràng trong tiếng trống, cờ ngũ sắc bay phấp phới. Phần hội diễn ra vào ngày chính hội(9/8) với nhiều hoạt động hấp dẫn, đậm đà bản sắc dân tộc. Mở đầu là điệu múa khai hội của 24 tráng niên vừa uyển chuyển, mạnh mẽ vừa linh hoạt. Múa cờ xong, hai ông trâu được dẫn vào trong sới trong âm thanh của tiếng trống, thanh la, có người che lọng và múa cờ hai bên. Khi hai ông trâu cách nhau 20m, người dắt lùi ra. Hai chú trâu hoàn toàn tự do lao vào tấn công nhau dữ dội. Trận chọi trâu diễn ra vô cùng gay cấn, ác liệt, làm cho người xem theo dõi đến ngẹt thở. Đây là cơ hội để cho trâu thể hiện hết những kĩ năng và kinh nghiệm của mình. Sự dũng mãnh, ngoan cường của trâu còn là biểu tượng cho khí phách và tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn. Chú trâu chiến thắng mang lại nhiều vinh dự và hãnh diện cho chủ trâu. Kết thúc lễ hội, dù thắng hay thua, các chú trâu sẽ được mổ thịt để lễ tế trời đất, cầu thời tiết thuận lợi, mùa màng thuận hòa, sóng yên biển lặng để người đi biển đánh bắt được may mắn, thuận lợi. Lễ hội chọi trâu không chỉ mang lại niềm vui cho người xem mà còn là một tục lệ, tín ngưỡng độc đáo, giàu giá trị văn hóa và lịch sử. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được công nhận là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, là một điểm đến hấp dẫn với nhiều khách du lịch. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, mang nhiều giá trị thể hiện truyền thống lịch sử và phẩm chất, tâm hồn của người dân miền biển. Chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn và phát triển hơn nữa bản sắc tốt đẹp của lễ hội chọi trâu để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Xem thêm: Bài viết số 5 lớp 10 đề 1: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước

Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 5 lớp 10 đề 4: Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại có dàn ý và bài làm tham khảo

Đất nước Việt Nam ta vốn có nền văn hiến và những truyền thống lịch sử lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc. Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, lễ hội đóng một phần quan trọng, hầu như có mặt ở khắp mọi miền Tổ quốc. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm vẫn được duy trì như một cách bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân, một số ít vào mùa thu vì đây là hai mùa đẹp nhất trong năm. Một số lễ hội lớn, tiêu biểu khắp cả nước như: hội Gióng, hội Lim(Kinh Bắc), hội đền Hùng(Phú Thọ), lễ hội Yên Tử(Quảng Ninh).... Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn viết bài tập làm văn số 5 lớp 10 đề 4: Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại. Tìm hiểu những lễ hội của Việt Nam cũng là một cách để chúng ta trở về với cội nguồn của dân tộc. Hẳn mỗi người đều đã từng tham gia các lễ hội và có riêng cho mình một lễ hội yêu thích. Với bài làm này, mình sẽ giới thiệu về lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải Phong.

DÀN Ý BÀI LÀM VĂN SỐ 5 LỚP 10 ĐỀ 4: GIỚI THIỆU MỘT LỄ HỘI GHI LẠI NHỮNG NÉT ĐẸP CỦA PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG HOẶC THỂ HIỆN KHÍ THẾ SÔI NỔI CỦA THỜI ĐẠI
1. MỞ BÀI
Giới thiệu lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng

2. THÂN BÀI
Nguồn gốc: có từ thế kỉ 18

Thời gian: mùng 9/8 âm lịch hàng năm

Cách chọn, nuôi, huấn luyện trâu: những con trâu đực khỏe mạnh, sừng đen như mun và vểnh lên

Trường đấu: những bãi đất rộng, có hào nước bao quanh

Phần lễ: lễ tế thần Điểm Tước và lễ rước kiệu bát cống

Phần hội:
Điệu múa khai hội của 24 tráng niên
Trâu được dẫn vào sới, có người che lọng và múa cờ, khi hai ông trâu cách nhau 20m, người dắt nhanh chóng rút “sẹo” rồi nhanh chóng lùi ra.
Trận chọi trâu diễn ra gay cấn, ác liệt

Ý nghĩa lễ hội trọi trâu: mang lại niềm vui cho người xem, là một tục lệ, tín ngưỡng độc đáo

3. KẾT BÀI
Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của lễ hội chọi trâu

BÀI LÀM VĂN SỐ 5 LỚP 10 ĐỀ 4: GIỚI THIỆU MỘT LỄ HỘI GHI LẠI NHỮNG NÉT ĐẸP CỦA PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG HOẶC THỂ HIỆN KHÍ THẾ SÔI NỔI CỦA THỜI ĐẠI
"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"
Hải Phòng là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh mang đậm nét đặc trưng của miền biển. Trong số những di sản văn hóa ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Đây là lễ hội có nhiều nét đặc sắc về phong tục văn hóa và lịch sử, để lại nhiều ấn tượng cho du khách thập phương.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn thể hiện bản sắc văn hóa và tinh thần thượng võ của người dân miền biển. Theo truyền thuyết, lễ hội chọi trâu đã có từ thế kỉ 18, được tổ chức để cầu hạnh phúc và thịnh vượng cho người dân địa phương. Người dân Đồ Sơn vẫn truyền nhau sự tích về lễ hội chọi trâu: Một đêm rằm tháng 8, người dân miền biển nhìn thấy một ông tiên đang say sưa ngắm hai chú trâu đang chọi nhau. Từ đó, lễ hội chọi trâu trở thành một phần đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Đồ Sơn.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Lúc này, lúa ngoài đồng đang thì con gái, ngư dân cũng vừa kết thúc mùa cá, mọi người nô nức chuẩn bị cho lễ hội chọi trâu. Trường đấu để chọi trâu là những bãi đất rộng, có hào nước bao quanh. Những chú trâu được tuyển chọn vô cùng kĩ lưỡng để tham gia cuộc thi. Trâu phải là những chú trâu đực khỏe mạnh, da bóng, lông mượt, đặc biệt sừng trâu phải đen như gỗ mun, vểnh lên như lưỡi liềm. Giống như bao lễ hội khác, lễ hội chọi trâu cũng có 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ với những nghi lễ truyền thống và trang trọng bao gồm lễ tế thần Điểm Tước, sau đó là lễ rước kiệu bát cống. Phần lễ rộn ràng trong tiếng trống, cờ ngũ sắc bay phấp phới. Phần hội diễn ra vào ngày chính hội(9/8) với nhiều hoạt động hấp dẫn, đậm đà bản sắc dân tộc. Mở đầu là điệu múa khai hội của 24 tráng niên vừa uyển chuyển, mạnh mẽ vừa linh hoạt. Múa cờ xong, hai ông trâu được dẫn vào trong sới trong âm thanh của tiếng trống, thanh la, có người che lọng và múa cờ hai bên. Khi hai ông trâu cách nhau 20m, người dắt lùi ra. Hai chú trâu hoàn toàn tự do lao vào tấn công nhau dữ dội. Trận chọi trâu diễn ra vô cùng gay cấn, ác liệt, làm cho người xem theo dõi đến ngẹt thở. Đây là cơ hội để cho trâu thể hiện hết những kĩ năng và kinh nghiệm của mình. Sự dũng mãnh, ngoan cường của trâu còn là biểu tượng cho khí phách và tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn. Chú trâu chiến thắng mang lại nhiều vinh dự và hãnh diện cho chủ trâu. Kết thúc lễ hội, dù thắng hay thua, các chú trâu sẽ được mổ thịt để lễ tế trời đất, cầu thời tiết thuận lợi, mùa màng thuận hòa, sóng yên biển lặng để người đi biển đánh bắt được may mắn, thuận lợi.

Lễ hội chọi trâu không chỉ mang lại niềm vui cho người xem mà còn là một tục lệ, tín ngưỡng độc đáo, giàu giá trị văn hóa và lịch sử. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được công nhận là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, là một điểm đến hấp dẫn với nhiều khách du lịch.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, mang nhiều giá trị thể hiện truyền thống lịch sử và phẩm chất, tâm hồn của người dân miền biển. Chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn và phát triển hơn nữa bản sắc tốt đẹp của lễ hội chọi trâu để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc.

Xem thêm:
0