Văn lớp 10: Phân tích bài ca dao thân em như tấm lụa đào
Hướng dẫn làm bài văn phân tích bài ca dao “ thân em như tấm lụa đào” lớp 10 hay nhất có dàn bài định hướng và bài làm cụ thể Trong lịch sử văn học Việt Nam, ca dao là thể loại văn học lâu đời vì thế nên ca dao phản ánh lịch sử, những nếp sống , phong tục, tập quán truyền thống, đời sống tình cảm ...
Hướng dẫn làm bài văn phân tích bài ca dao “ thân em như tấm lụa đào” lớp 10 hay nhất có dàn bài định hướng và bài làm cụ thể Trong lịch sử văn học Việt Nam, ca dao là thể loại văn học lâu đời vì thế nên ca dao phản ánh lịch sử, những nếp sống , phong tục, tập quán truyền thống, đời sống tình cảm của nhân dần trong xã hội cũ. Nó chứa đừng tiếng cười trào phúng của cả nhân dân chứ không mang tính cá thể từng người. Ca dao bao chứa rất rộng những chủ đề khác nhau trong đó có chùm bài ca dao về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ được phản ánh trong ca dao với thân phận thấp kém trong xã hội cũ qua mô tuýp “thân em” ví dụ như:” thân em như tấm lụa đào/ phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Câu ca dao này trong chương trình lớp 10 giúp học sinh tìm hiểu về số phận người phụ nữ xưa qua đó nhận được những giá trị, thông điệp tốt đẹp của người xưa. Dưới đây là bài văn phân tích bài ca dao để các bạn có thể tham khảo và có thêm những kiến thức về văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng nhé. DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI CAO DAO THÂN EM NHƯ TẤM LỤA ĐÀO LỚP 10 I MỞ BÀI: Dẫn dắt và giới thiệu về bài ca dao II THÂN BÀI Giới thiệu khát quát về ca dao “thân em như tấm lụa đào…” Thân em: mô tuýp quen thuộc khi nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến Biện pháp so sánh “thân em” với “tấm lụa đào” ngợi ca vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ Tấm lụa đào mỏng manh đẹp đẽ lại bị “phất phơ giữa chợ”: số phận khổ đau của người phụ nữ “biết vào tay ai” nỗi lo lắng cho tương lai mờ mịt III KẾT BÀI: Tóm lại ý ngfhĩa bài ca dao và nêu lên bài học nhận thức BÀI VĂN PHÂN TÍCH BÀI CAO DAO THÂN EM NHƯ TẤM LỤA ĐÀO LỚP 10 Việt Nam ngày trước với chế độ phong kiến cổ hủ, “trọng nam khinh nữ” trở thành định kiến khó có thể lay chuyển nổi. Chính vì thế mà số phận người phụ nữ trong xã hội ấy rất đau khổ và bi thương. Thân phận người phụ nữ đã đi vào văn học dân gian xưa qua những bài ca dao quen thuộc trong đó có bài cao dao với bao lời than thân tủi nhục: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Ca dao xưa là hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính tập thể rất phổ biến, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của con người trong xã hội phong kiến với nhiều lễ giáo. Chính những phong tục cổ hủ và lễ giáo phong kiến ấy đã đè ép biết bao nhiều số phận người phụ nữ, khiến họ bất hạnh, bị dồn vào đường cùng., Bài ca dao trên mở đầu với mô tuýp “thân em” quen thuộc. Nghe hai từ “thân em” thật đỗi dịu dàng khiến ta liên tưởng đến người con gái nhỏ bé, yếu ớt. “Em” chứ không phải “tôi” , “cô”, xưng “em” ta cảm nhận được sự nhún nhường yếu đuối của người phụ nữ. Lời than thân nghe mà chan chứa nước mắt nhẹ bẫng trong không gian mà nặng trĩu trong lòng người. Với biện pháp so sánh “thân em” với “tấm lụa đào”, câu ca dao đã ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ. Tấm lụa đào là một mảnh vải lụa mỏng manh, mềm mại nhẹ nhàng dùng để may những chiếc áo, như chính người phụ nữ thời xưa . Họ mang vẻ đẹp tâm hồn cao quý nhưng chỉ là cái bóng lặng lẽ, thậm chí là vô hình, cứ vậy mà sống với đầy rẫy những bất công bởi nền tảng phong kiến cố hữu. Tấm lụa đào tuy đẹp đẽ là thế nhưng cuối cùng chúng chỉ là những thứ được bày bán ở chợ đông người: Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Không gian ở đây là nơi chợ đông đúc, xô bồ với đủ thể loại người kẻ mua, người bán với các loại mặt hàng khác nhau đa dạng phong phú thì đâu đó “tấm lụa đào” đẹp đẽ mỏng manh đang bay “phất phới”. Một từ láy diễn tả hết thảy hoàn cảnh người phụ nữ đang phải đối mặt. Họ trở thành đồ trang trí được bày bán giữa chợ, làm thứ để người ta tùy ý nâng lên đặt xuống, hay tuy ý bay trong gió sương. Liệu có ai giữa nơi đông kịt ấy nhận ra giá trị của tấm lụa đào, hay nó cứ mãi phất phơ trước gió, mất định hướng mặc cho đẩy đưa giữa giông gió “hoa trôi mang mác biết là về đâu” .Những người phụ nữ yếu mềm ấy làm sao đủ sức, chủ động đối mặt với khó khăn,cũng không định hướng nổi cho cuộc đời mình rồi sẽ ra sao. Câu hỏi tu từ vang lên không chỉ để hỏi mà đó là tiếng kêu , tiếng than da diết đầy bi ai. Chẳng thế đoán định nổi tương lai họ sẽ gặp một càng Kim Trọng thư sinh phong nhã hay gặp kẻ như Mã Giám Sinh lừa lọc gian xảo, một Trương Sinh ích kỉ hẹp hòi. Cứ hoài nghi tương lai khiến người phụ nữ ngày ngày sống trong hy vọng rồi lại lo lắng canh cánh một nỗi sợ trong lòng. Họ hoàn toàn thụ động, trở thành những “kẻ yếu” trong xã hội cũ như Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh vậy. Không còn khả năng chống lại hay phản kháng, phó mặc số phận cho đời rồi chìm mình vào những nỗi khổ đau bất hạnh không lối thoát. Câu hỏi như tiếng vọng bi ai, vang mãi đến thời đại sau này, khiến ta thương cảm xót xa trước sự cam chịu của người phụ nữ, những giọt nước mắt chảy vào trong đúc kết lại thành bài ca dao lưu giữ muôn đời. Như vậy, bài ca dao là một thời than, một câu hỏi dài vang lên những bi thương của người phụ nữ trong xã hội cũ. Qua đó ta nhận ra giá trị ,vẻ đẹp tâm hồn của họ, đồng cảm và xót thương cho “thân em” đồng thơi ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời xưa.
Hướng dẫn làm bài văn phân tích bài ca dao “ thân em như tấm lụa đào” lớp 10 hay nhất có dàn bài định hướng và bài làm cụ thểTrong lịch sử văn học Việt Nam, ca dao là thể loại văn học lâu đời vì thế nên ca dao phản ánh lịch sử, những nếp sống , phong tục, tập quán truyền thống, đời sống tình cảm của nhân dần trong xã hội cũ. Nó chứa đừng tiếng cười trào phúng của cả nhân dân chứ không mang tính cá thể từng người. Ca dao bao chứa rất rộng những chủ đề khác nhau trong đó có chùm bài ca dao về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ được phản ánh trong ca dao với thân phận thấp kém trong xã hội cũ qua mô tuýp “thân em” ví dụ như:” thân em như tấm lụa đào/ phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Câu ca dao này trong chương trình lớp 10 giúp học sinh tìm hiểu về số phận người phụ nữ xưa qua đó nhận được những giá trị, thông điệp tốt đẹp của người xưa. Dưới đây là bài văn phân tích bài ca dao để các bạn có thể tham khảo và có thêm những kiến thức về văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng nhé.
DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI CAO DAO THÂN EM NHƯ TẤM LỤA ĐÀO LỚP 10
I MỞ BÀI:
Dẫn dắt và giới thiệu về bài ca dao
II THÂN BÀI
Giới thiệu khát quát về ca dao “thân em như tấm lụa đào…”
Thân em: mô tuýp quen thuộc khi nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Biện pháp so sánh “thân em” với “tấm lụa đào” ngợi ca vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ
Tấm lụa đào mỏng manh đẹp đẽ lại bị “phất phơ giữa chợ”: số phận khổ đau của người phụ nữ
“biết vào tay ai” nỗi lo lắng cho tương lai mờ mịt
III KẾT BÀI:
Tóm lại ý ngfhĩa bài ca dao và nêu lên bài học nhận thức
BÀI VĂN PHÂN TÍCH BÀI CAO DAO THÂN EM NHƯ TẤM LỤA ĐÀO LỚP 10
Việt Nam ngày trước với chế độ phong kiến cổ hủ, “trọng nam khinh nữ” trở thành định kiến khó có thể lay chuyển nổi. Chính vì thế mà số phận người phụ nữ trong xã hội ấy rất đau khổ và bi thương. Thân phận người phụ nữ đã đi vào văn học dân gian xưa qua những bài ca dao quen thuộc trong đó có bài cao dao với bao lời than thân tủi nhục:
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Không gian ở đây là nơi chợ đông đúc, xô bồ với đủ thể loại người kẻ mua, người bán với các loại mặt hàng khác nhau đa dạng phong phú thì đâu đó “tấm lụa đào” đẹp đẽ mỏng manh đang bay “phất phới”. Một từ láy diễn tả hết thảy hoàn cảnh người phụ nữ đang phải đối mặt. Họ trở thành đồ trang trí được bày bán giữa chợ, làm thứ để người ta tùy ý nâng lên đặt xuống, hay tuy ý bay trong gió sương. Liệu có ai giữa nơi đông kịt ấy nhận ra giá trị của tấm lụa đào, hay nó cứ mãi phất phơ trước gió, mất định hướng mặc cho đẩy đưa giữa giông gió “hoa trôi mang mác biết là về đâu” .Những người phụ nữ yếu mềm ấy làm sao đủ sức, chủ động đối mặt với khó khăn,cũng không định hướng nổi cho cuộc đời mình rồi sẽ ra sao. Câu hỏi tu từ vang lên không chỉ để hỏi mà đó là tiếng kêu , tiếng than da diết đầy bi ai. Chẳng thế đoán định nổi tương lai họ sẽ gặp một càng Kim Trọng thư sinh phong nhã hay gặp kẻ như Mã Giám Sinh lừa lọc gian xảo, một Trương Sinh ích kỉ hẹp hòi. Cứ hoài nghi tương lai khiến người phụ nữ ngày ngày sống trong hy vọng rồi lại lo lắng canh cánh một nỗi sợ trong lòng. Họ hoàn toàn thụ động, trở thành những “kẻ yếu” trong xã hội cũ như Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh vậy. Không còn khả năng chống lại hay phản kháng, phó mặc số phận cho đời rồi chìm mình vào những nỗi khổ đau bất hạnh không lối thoát. Câu hỏi như tiếng vọng bi ai, vang mãi đến thời đại sau này, khiến ta thương cảm xót xa trước sự cam chịu của người phụ nữ, những giọt nước mắt chảy vào trong đúc kết lại thành bài ca dao lưu giữ muôn đời.
Như vậy, bài ca dao là một thời than, một câu hỏi dài vang lên những bi thương của người phụ nữ trong xã hội cũ. Qua đó ta nhận ra giá trị ,vẻ đẹp tâm hồn của họ, đồng cảm và xót thương cho “thân em” đồng thơi ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời xưa.