Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Con Rồng cháu Tiên" số 3 - 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Con Rồng cháu Tiên" hay nhất
Đã từ lâu, biết bao nhiêu thế hệ học sinh được biết đến bọc trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên. Bọc trứng ấy chẳng phải ai khác mà chính là toàn thể đồng bào dân tộc Việt Nam với nhiều vùng miền, nhiều bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng. Ngày hôm nay, em cũng ...
Đã từ lâu, biết bao nhiêu thế hệ học sinh được biết đến bọc trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên. Bọc trứng ấy chẳng phải ai khác mà chính là toàn thể đồng bào dân tộc Việt Nam với nhiều vùng miền, nhiều bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng. Ngày hôm nay, em cũng chính là một trong hàng nghìn học sinh ấy được nghe cô giáo giảng giải thêm một lần nữa về ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện.
Từ trí tưởng tượng phong phú, giàu hình ảnh, nhân dân đã dựng lên nhân vật Âu Cơ và Lạc Long Quân. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (biển Đông); còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Mỗi thần có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của Lạc Long Quân được nhấn mạnh là vẻ đẹp của tài năng. Thân có thân hình Rồng, sống được cả dưới nước lẫn trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái làm hại dân lành. Thần lại có lòng thương người, thường dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
Hai người đã tình cờ gặp nhau, đem lòng yêu thương nhau và kết duyên thành vợ chồng. Một thời gian sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm ngươi con hồng hào, đẹp đẽ… Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này. Khi chia tay, năm mươi người con theo mẹ xuống biển, năm mươi người con còn lại theo cha lên rừng. Tất cả những tình tiết trong truyện đều được sắp xếp một cách hợp lý và có ngụ ý riêng.
Hình ảnh Lạc Long Quân (biểu tượng cho bộ tộc Lạc Việt) và Âu Cơ (biểu tượng cho bộ tộc Âu Việt) đều là hình ảnh đại diện cho cái đẹp, cái thiện. Mặc dù hai người có hai nguồn gốc xuất thân trái ngược nhau nhưng vì tình cảm yêu thương thật lòng, họ vẫn đến với nhau. Cuộc hôn nhân này đã được sáng tác nên từ tinh thần muốn hòa hợp, đoàn kết giữa hai bộ tộc thời bấy giờ.
Đặc biệt, bọc trứng mà Âu Cơ sinh ra chính là chi tiết đắt giá nhất, thiêng liêng nhất và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc nhất trong câu chuyện. Vì bọc trứng chính là hình ảnh tượng trưng cho tất cả các đồng bào dân tộc Việt Nam. Khi chia ly, dù người lên rừng, người xuống biển, dù phong tục, tập quán mỗi nơi khác nhau nhưng suy cho cùng, tất cả vẫn có nguồn gốc từ một bọc trứng do một mẹ sinh ra. Hình ảnh làm câu chuyện thêm ly kỳ hấp dẫn nhưng qua đó thể hiện lời truyền dạy của ông cha: Hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau vì dù có như thế nào thì tất cả mọi người vẫn cùng chung một huyết thống, chung một giống nòi, chung một bọc mà ra.
Cuộc chia ly còn giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc sắp đặt giang sơn. Địa bàn đất nước rộng, các dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản. Kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả… lập nghiệp khắp nơi, khắp chốn. Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
Bằng những hình ảnh đẹp, câu truyện đã thể hiện niềm tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc. Đồng thời là lời răn dạy con cháu hãy ăn ở đức độ, yêu thương nhau. Qua bài học, em lại càng thấm thía hơn về tình người, tình đoàn kết lá lành đùm lá rách dù mỗi người ở một vị trí khác nhau.