31/03/2021, 15:36

Bài văn phân tích văn bản "Bài toán dân số" số 5 - 7 Bài văn phân tích văn bản "Bài toán dân số" của Thái An hay nhất

Bài văn “Bài toán dân số” của tác giả Thái An là một bài văn thuyết minh xen lẫn với tự sự. Khi đọc tác phẩm này người đọc cảm thấy thú vị khi câu chuyện và sự việc được nêu trong bài văn có liên quan đến mình và gia đình mình mà mình chưa từng nghĩ tới. Thái An đã “Huân cổ suy kim” ...

Bài văn “Bài toán dân số” của tác giả Thái An là một bài văn thuyết minh xen lẫn với tự sự. Khi đọc tác phẩm này người đọc cảm thấy thú vị khi câu chuyện và sự việc được nêu trong bài văn có liên quan đến mình và gia đình mình mà mình chưa từng nghĩ tới. Thái An đã “Huân cổ suy kim” để khơi gợi suy nghĩ và hành động của mỗi người về “bài toán dân số”.


Phần mở bài được viết theo kiểu văn tự sự, trước tiên tác giả đã không tin rằng “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” bởi theo suy luận, thời cổ đại cách đây hàng nghìn năm về trước, khi ấy con người còn quá thưa thớt, chưa cần đến việc đặt ra bài toán dân số. Hơn nữa những vấn đề về dân số và kế hoạch hóa gia đình mới được đặt ra khoảng vài chục năm gần đây. Nhưng thực ra, về sau tác giả đã nhận ra sự thiếu sót của mình mà tâm sự “Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”…”.


Tác giả đã rất khéo léo dùng lối văn kể tự sự để dẫn dắt vào văn thuyết minh. Sự việc mấu chốt đã được nêu lên đó là “câu chuyện này”. Thái An đã đi vào mạch văn kể, hai câu chuyện song trùng giữa một bài toán cổ và một bài toán của ngày nay đó là cùng nói về vấn đề dân số. Dù đề tài của hai câu chuyện là khác nhau nhưng đều giống nhau đó là hành trình đi tìm hạnh phúc của con người. Câu chuyện thứ nhất, các chàng trai kén rể phải có đủ số thóc khổng lồ rái vào 64 ô cờ tướng, ai cũng tưởng có gì mà không đủ nhưng cuối cùng để rải được kín 64 ô cờ thì lượng thóc ấy đủ để rải kín mặt đất. Bài toán về dân số của con người cũng giống như chuyện kén rể của nhà thông thái kia, điểm giống nhau đó là sự gia tăng theo cấp số nhân có công bội là 2.


Điểm khác nhau đó là chiều hướng của sự gia tăng ấy, câu chuyện thứ nhất thì càng tăng nhiều càng tốt nhưng câu chuyện thứ hai thì càng tăng chậm càng hay. Tuy nhiên bài toán về dân số loài người mang tính chất mâu thuẫn giữa tốc độ phát triển tự nhiên và ý chí của con người kìm nén nó. Dân số loài người từ một cặp vợ chồng là A-dam và E-va tới 1995 đã là 5,63 tỉ người (ô thứ 30 của bàn cờ tướng). Đó là một hiểm họa, chưa kể nguy cơ bùng nổ dân số còn có thể diễn ra bất cứ lúc nào, nhất là các nước phát triển như Châu Á và Châu Phi. Khi đất dành cho mỗi con người chỉ còn là một hạt thóc (ô thứ 64 trên bàn cờ tướng) thì Trái đất có lẽ không thể tồn tại nữa. Nó sẽ xảy ra nếu con người không tự kiềm chế được sự gia tăng dân số. Đừng để hiểm họa đó xảy ra đó là lời cảnh báo nghiêm trọng đối với cả loài người.


Bài văn mang bản chất là văn nghị luận nhưng cách thuyết phục không hề thiên về lý thuyết, cách lập luận đơn giản, nhẹ nhàng, có sức cảm hóa. Từ những con số im lặng, nó đã được đánh thức để cảnh báo với chúng ta về những hiểm họa trong sự sống còn của con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0