31/03/2021, 15:36

Bài văn phân tích hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ "Đồng chí" số 9 - 10 Bài văn phân tích hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu lớp 9 hay nhất

Nhà thơ Chính Hữu là một nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến. Ông thường viết về những cuộc chiến tranh đầy nét chân thực, dữ dội mà không kém phần lãng mạn trong những vần thơ. “Đồng Chí” là một trong những bài thơ mà ông sáng tác trong thời kỳ đất nước ta kháng chiến ...

Nhà thơ Chính Hữu là một nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến. Ông thường viết về những cuộc chiến tranh đầy nét chân thực, dữ dội mà không kém phần lãng mạn trong những vần thơ. “Đồng Chí” là một trong những bài thơ mà ông sáng tác trong thời kỳ đất nước ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cuối bài thơ được miêu tả một cách tiêu qua qua những hình ảnh người lính được khắc hoạ đậm nét và đầy ấn tượng và sự khốc liệt của chiến tranh nhưng thơ ông vẫn giữ được sự mềm mại và trữ tình.


Bài thơ “Đồng Chí” được bao trùm lên bởi hình ảnh người lính cụ hồ hiên ngang, bất khuất, vượt qua mưa gió bão bùng, sự gian khổ và khắc nghiệt của thời tiết để hướng về phía trước. Cuộc sống nhọc nhằn, thiếu thốn thế nhưng vẫn không thể đánh gục ý chí và tinh thần của những con người vì nước vì dân như vậy. Giữ rừng hoang vu sương muối bao quanh lấy. Hình ảnh “đầu súng trăng treo”như một nét chấm phá tuyệt đẹp. Nó hiện lên trong trang viết của Chính Hữu như một bức tranh:


Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo


Nếu như hai câu thơ trên tái hiện lại sự khắc nghiệt, gian khổ của địa hình và thời tiết thì câu thơ thứ ba duy nhất chỉ có ánh trăng và súng lại rất thơ mộng và lãng mạn. Có lẽ đây chính là dụng ý của tác giả khi viết bài thơ này. Giữa đêm đông lạnh giá, sương muối bao chùm vây quanh khiến cho người lính rét run người. Dù có khắc nghiệt, khó khăn vây quanh mình nhưng hình tượng người lính vẫn hiện lên kiên cường và cao đẹp. Họ vẫn luôn”đứng bên nhau” để chờ”giặc tới” tư thế và tâm thế của họ luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta càng khâm phục và ngưỡng mộ.


Không phải vô tình mà ba câu thơ này lại được sáng tác thành một khổ riêng mà đó có lẽ là dụng ý của tác giả muốn làm nổi bật hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ. Trên cái nền ảm đạm, khắc nghiệt, nguy hiểm của thiên nhiên và cảnh chiến tranh nhưng người lính vẫn luôn kiên cường, bất khuất. Họ luôn tràn đầy tình yêu và lạc quan để tiến về phía trước đánh đuổi kẻ thù.


Mặc dù hình ảnh “đầu súng trăng treo” gồm “súng” và “trăng”tưởng như đối lập nhau giữa cái lãng mạn chữ tình cái hiện thực khắc nghiệt nhưng trong thơ chính hữu nó lại trở nên mềm mại. Súng biểu tượng cho người chiến sĩ, trăng biểu tượng cho người thi sĩ. Trăng và súng không đối lập với nhau mà hoà quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp giữ rừng hoang sương muối rơi ướt vai người lính.


Ánh trăng đã trở thành đề tài nổi bật cho những người chiến sĩ cách mạng xa quê hương xa những người thân để đi chiến đấu chính vì vậy những nỗi nhớ quê hương được thể hiện qua ánh trăng, những hình ảnh đó đã tạo nên sự gần gũi, hình ảnh quen thuộc trong mọi cách nghĩ và hình dung ra những hình ảnh mang ý nghĩa đặc biệt hơn. Hàng loạt các chi tiết đã mang lại ký ức đẹp và nó trở nên quen thuộc và gần gũi với con người hơn.


Ánh trăng đã trở nên quen thuộc và gắn bó trong từng kỉ niệm và các khoảnh khắc của tác giả, nó đã mang trong chúng ta những điều gần gũi khi hình ảnh “đầu súng trăng treo” luôn trở thành một đề tài nổi bật của tác giả. Những hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến con người, đã cho người chiến sĩ những kỉ niệm sâu sắc vô cùng.


Những người lính họ có tuổi đời còn rất trẻ, họ có lý tưởng sống và cống hiến cho đất nước nhưng họ cũng luôn ấm ủ trong mình những ước mơ bé nhỏ, một tình yêu bé nhỏ hay là bóng dáng một người con gái nào đó. Trong lòng họ vẫn luôn luôn giữ được sự lạc quan, tin tưởng và sự lãng mạn đáng trân trọng. Chiến tranh khắc nhiệt nhưng không để nó làm trái tim của những người lính bị chai lì mới thực sự là điều đáng quý. Bởi vậy, có thể thấy rằng hình ảnh “đầu súng trăng treo” dường như lan toả thứ ánh sáng dịu nhẹ của ánh trăng xuống cánh rừng lan vào lòng những người lính mát dịu và trong lành nhất.


Hình ảnh “đầu súng trăng treo” thực sự là một hình ảnh đầy dụng ý của tác giả. Người lính vẫn sẵn sàng canh gác bảo vệ tổ quốc, mũi súng luôn hướng lên trời mà tưởng chừng có thể chạm đến trăng. Một nét điểm xuyết tạo nên một bức tranh đối lập nhưng vô cùng hài hoà và tinh tế. Nhà thơ chính hữu đã thành công khi xây dựng hình ảnh “đầu súng trăng treo” đi sâu vào tâm trí người đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0