31/03/2021, 15:30

Bài văn phân tích tác phẩm "Tiếng nói của văn nghệ" số 8 - 8 Bài văn phân tích tác phẩm "Tiếng nói của văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 và mất năn 2003. Ông là nhà văn đồng thời cũng là một nhạc sĩ thời hiện đại. Do trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến p nên các tác phẩm của ông chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời cuộc. Tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ” trong khi Nguyễn Đình Thi dang ...

Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 và mất năn 2003. Ông là nhà văn đồng thời cũng là một nhạc sĩ thời hiện đại. Do trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến p nên các tác phẩm của ông chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời cuộc.


Tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ” trong khi Nguyễn Đình Thi dang tham gia chiến khu Việt Bắc năm 194 nói lên sức mạnh của văn nghệ trong việc định hướng, cổ vũ tinh thần con người trong chiến tranh. Trong bài viết của mình ông đã làm rõ ba vấn đề của văn nghệ. Văn nghệ cũng chính là phản ánh hiện thực cuộc sống. Người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, và tìm mọi cách để độc giả cảm nhận được cái đẹp mà tác giả muốn người đọc cảm nhận được.


Tác giả nói rất rõ “mỗi tác phẩm văn nghệ soi rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng”. Nó mang tới cho độc giả những giá trị nhân văn cao đẹp khác nhau. Trong đó tác giả cũng chỉ rõ vai trò của người nghệ sĩ là đem tới cho độc giả một cách nhìn mới mẻ, cuộc sống tâm hồn hướng tới chân -thiện -mỹ. Việc sáng tạo ra cái hay, cái đẹp là thiên chức, nhiệm vụ của văn nghệ- nghệ sĩ.


Chức năng của văn nghệ là vô cùng thiêng liêng, kỳ diệu? Những tác phẩm văn nghệ chính là tiếng nói tâm hồn, những tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ. Đồng thời nó thể hiện được sự khát khao tự do, khát khao hướng tới cái đẹp của con người. Những người nông dân chân lấm tay bùn suốt đời lam lũ, vất vả nhưng họ vẫn ru con ngủ bằng những câu hát xoan, hát ghẹo, vẫn ru con bằng những câu dân ca, vọng cổ…


Chính văn nghệ đã lay động tâm hồn họ, thổi vào cuộc đời họ những làn gió mát tự màu thu, làm cho họ cảm thấy yêu đời hơn. Tiếng nói văn nghệ, tác giả đã nhấn mạnh rằng “Văn nghệ không thể xa lìa cuộc sống” văn nghệ muốn tồn tại, muốn có sức ảnh hưởng to lớn tới con người thì văn nghệ và tâm hồn con người trong cuộc sống phải hòa hợp. Văn nghệ phải phản ánh được đời sống tâm hồn của con người trong cuộc sống.


Đúng như câu nói của nhà văn Nga Tôn-xtôi, đã nói “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”. Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng lý do? Làm nghệ thuật luôn luôn phải gắn liền với tư tưởng.Bởi tư tưởng của nghệ thuật là nảy sinh, lấy ý tưởng từ cuộc sống mà ra. Tư tưởng trong nghệ thuật nó được thể hiện một cách âm thầm, không ồn ào, náo nhiệt.


Đọc một câu thơ hay, rung động lòng người ta cảm thấy trí óc mình mở mang được vấn đề.Văn nghệ là một cũng là một mặt trận và người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ. Văn nghệ là một mặt trận vô cùng đặc biệt nó có khả năng làm lay động vô cùng mạnh mẽ. Nó có thể làm con người ta vui vẻ yêu đời, trang đầy sinh lực sống. Nhưng cũng có thể làm cho chúng ta buồn chán, ủ rũ, và muốn tìm tới cái chết.


Nghệ thuật, văn nghệ giúp giải phóng con người khỏi những đường lối tăm tối, hướng tâm hồn con người tới những điều cao đẹp, lương thiện, giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, Văn nghệ là thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, những hình ảnh, cảm xúc, là những rung động từ tâm hồn. Văn nghệ mang tới cho con người những nguồn sống mới mẻ, định hướng cho con người những đường đi đúng đắn, vui vẻ.


Bằng cách viết sâu sắc, lý lẽ chặt chẽ, lời văn sáng tỏ mang nhiều tâm huyết của tác giả. Bài viết “Tiếng nói văn nghệ” của tác giả Nguyễn Đình Thi dù đã sau gần 70 năm thì những ý kiến của tác giả vẫn còn giống như một chân lý. Nó thể hiện quan điểm rõ ràng của tác giả trong việc phát triển con đường nghệ thuật của mình như thế nào, thể hiện thế giới quan của tác giả với cuộc đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0