Bài văn phân tích tác phẩm "Tiếng nói của văn nghệ" số 5 - 8 Bài văn phân tích tác phẩm "Tiếng nói của văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi
Mọi người vẫn thường nhớ đến Nguyễn Đình Thi là tác giả của bài thơ Đất Nước, nhưng người ta vẫn không quên rằng ông còn có tài viết văn nghị luận cũng rất xuất sắc. Nguyễn Đình Thi quê ở Hà Nội là thành viên của Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập. Ông có hoạt động văn ...
Mọi người vẫn thường nhớ đến Nguyễn Đình Thi là tác giả của bài thơ Đất Nước, nhưng người ta vẫn không quên rằng ông còn có tài viết văn nghị luận cũng rất xuất sắc. Nguyễn Đình Thi quê ở Hà Nội là thành viên của Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập.
Ông có hoạt động văn nghệ đa dạng: viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận, phê bình. Bài văn nghị luận xuất sắc của ông là bài tiểu luận “tiếng nói của văn nghệ”. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” (xuất bản năm 1956). Bài tiểu luận là phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người.
Người ta nhớ đến Nguyễn Đình Thi với một nhà thơ với bài thơ “Đất Nước” rất nổi tiếng. Nhưng đâu đó người ta quên rằng ông còn là tác giả của bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” cũng rất sâu sắc và ý nghĩa. Nhiều người vẫn nghĩ văn nghệ hay nghệ thuật là một vấn đề cao siêu mà khó lòng hiểu hết được. Nhưng Nguyễn Đình Thi đã cho ta nhiều kiến thức hay và ý nghĩa trong bài viết Tiếng nói của văn nghệ. Để ta hiểu rằng văn nghệ chính là sự động viên cho nguồn cảm hứng hằng ngày trong cuộc sống con người.
Nhiều người vẫn luôn thắc mắc và hiểu một cách mơ hồ về văn nghệ. Và nội dung của văn nghệ là như thế nào? Nguyễn Đình Thi đã cho ta có cách nhìn toàn diện và khái quát về văn nghệ trong đời sống rất chi tiết. Nguyễn Đình Thi đã chỉ ra nội dung của văn nghệ thông qua luận điểm mở đầu bài tiểu luận: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. Văn học luôn được chắp cánh từ hiện thực, đời sống thực tại trở thành vật liệu để các nghệ sĩ gửi gắm những thông điệp của mình. Vậy văn nghệ tức là hiện thực mang tính cụ thể sinh động. Trong bài tiểu luận, tác giả đã có dẫn chứng rất cụ thể như lấy hai câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Du:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Nguyễn Du đã khiến bạn đọc “rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật, rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn tái sinh ấy”. Hiện ra trước mắt bạn đọc là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hài hòa về màu sắc của mùa xuân tràn đầy sức sống. Trên nền cỏ xanh mướt đến mãi chân trời điểm xuyết “một vài” bông lê trắng, màu trắng tinh khôi ấy đã tạo điểm nhấn cho toàn bộ bức tranh.
Nhiều người vẫn lầm tưởng văn nghệ là tiếng nói khô khan, nhưng thật sự văn nghệ chính là đời sống tình cảm của con người. Có những chuyện không thể nói thoại trực tiếp mang người nghệ sĩ mượn văn nghệ để truyền tải nội dung câu chuyện. Đôi khi nhờ đến văn nghệ mà giúp con người thấm dần tư tưởng triết lí nhân văn. Qua đó cho thấy nội dung tiếng nói của văn nghệ chính là những tâm tư, sự gửi gắm một thông điệp ý nghĩa của người nghệ sĩ vào tác phẩm nhằm hướng đến một mục đích tốt đẹp vào cuộc sống con người.
Nhiều người vẫn yêu văn nghệ,vì có lẽ họ hiểu được những câu chuyện mà người nghệ sĩ truyền tải. Chúng ta nên biết rằng: vốn dĩ văn nghệ có khả năng kì diệu của nó. Văn nghệ có một sức mạnh kì diệu đối với đời sống con người: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho ta thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
Văn nghệ giúp chúng ta có cái nhìn phong phú hơn, đúng đắn hơn với bản thân và cuộc đời. Nhiều khi ta buồn ta cần nghe một bản nhạc vui tươi hơn, chính điều đó dần dần giúp ta có cái nhìn tích cực hơn, lạc quan hơn, và vui vẻ hơn trong cuộc sống. Mọi người có biết được rằng văn nghệ đã “truyền lại và gieo vào bóng tối” những cuộc đời lam lũ, cực nhọc một ánh sáng và lay động những tình cảm ở họ, giúp cho tâm hồn họ được sống, được hi vọng vào một tương lai tươi sáng
Xem thêm: Kể lại cuộc trao đổi giữa em và anh chị em về một vấn đề nào đó
Nam Cao từng nói rằng: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.”. Người làm nghệ sĩ phải có trách nhiệm mang câu chữ hay lời ca tiếng hát làm đẹp cho đời. Họ phải là một người có đủ nhân cách của “Chân-Thiện-Mĩ”. Và tác phẩm của văn nghệ “vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.
Người nghệ sĩ và khán giả phải có sợi dây gắn kết với nhau, họ phải hiểu được cái khổ mà người dân gánh chịu, phải có tác phẩm nghệ thuật hướng tới cộng đồng. Với tiếng nói của văn nghệ giúp người đọc thấm dần từ nội dung của nó qua hình thức nghệ thuật làm lai động cảm xúc, tâm hồn. Từ đó làm cảm động người đọc, người nghe, người xem.
Qua đó thấy được cách lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục người đọc người nghe mà Nguyễn Đình Thi viết trong bài tiểu luận. Với cách lập luận chặt chẽ, sử dụng nhiều hình ảnh cùng với các dẫn chứng xác thực, bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” đã giúp người đọc, người nghe hiểu được nhiều hơn mà những gì văn nghệ đem lại. Nó chính là sợi dây kết nối kì diệu giữa người nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt sâu xa từ trái tim.
Nguyễn Đình Thi đã phân tích và khẳng định điều ấy một cách rất tinh tế, chi tiết. Qua đó ta thấy rằng: trong cuộc sống chúng ta nhờ có văn nghệ mà trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn rất nhiều!