31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích tác phẩm "Người trong bao" số 4 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Người trong bao" của Sê-khốp hay nhất

An – tôn Páp – lô – vích Sê – khốp là nhà văn Nga kiệt xuất, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta – gan – róc bên bờ biển A – dốp. Ông đã để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc. Những tác phẩm của ông rất giản dị ...

An – tôn Páp – lô – vích Sê – khốp là nhà văn Nga kiệt xuất, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta – gan – róc bên bờ biển A – dốp. Ông đã để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc. Những tác phẩm của ông rất giản dị nhưng lại đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội. Người trong bao là truyện ngắn nổi tiếng của ông, câu chuyện kể về một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, sống, chết đều thảm hại.


Truyện kể về nhân vật Bê – li – cốp, một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp có cuộc sống dị thường và tôn sùng quá khứ. Anh ta mắc chứng sợ hãi nên không bao giờ dám bộc lộ ý nghĩa cá nhân của mình trước người khác. Anh ta thường đi giày cao su, che ô, mặc quần áo kín mít, đeo kính đen, đêm ngủ thì trùm chăn kín mít cả mặt để tạo cảm giác an toàn. Trong một lần, Bê – li – cốp định ngỏ lời cầu hôn với Va – ren – ca, chị gái của đồn nghiệp thì đã có kẻ nào đó vẽ bức tranh châm biếm về anh. Hôm sa thì anh ta lại nhìn thấy Va – ren – ca cùng Cô – va – len phóng xe rất nhanh ở ngoài đường, anh đến để góp ý nhưng đã khiến cho Cô – va – len nổi nóng rồi đẩy anh xuống cầu thang khiến anh ngã lộn nhào. Vừa lúc đó thì Va – ren – ca về, cô nghĩ anh tự ngã nên đã đứng cười một cách nhạo bang. Từ đó khi ai hỏi anh ta gì thì anh ta chỉ trả lời có hoặc không, một tháng sau thì anh ta chết.


Trong nhà đề, tác giả đã đặt cho đứa con tinh thần của mình là “Người trong bao” chỉ với 3 từ ngắn ngủi nhưng nó đã hiện lên một phong thái của một con người ẩn dật, lo sợ, lúc nào cũng cần một cái gì đó che chắn, bảo vệ mình khỏi bị ảnh hưởng bởi những thứ đến từ bên ngoài. Cái bao đó là tác giả muốn đặt tới với nhân vật Bê – li – cốp để nói lên tính cách, lối sống phổ biến trong tầng lớp trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.


Câu chuyện xoay quanh một con người với cuộc sống khép kín và tư tưởng cổ hủ đến lạc hậu vì nỗi sợ hãi và chẳng chịu chia sẻ với ai. Đó không phải là một cuộc sống tốt đẹp, nó khiến cho con người dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và sợ hãi với mọi thứ. Có thể khái quát con người và tính cách cửa Bê-li-cốp bằng những hình ảnh, từ ngữ như hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong “bao”, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, mãn nguyện về lối sống đó.


Ngoại hình của nhân vật Bê – li – cốp được tác giả khắc họa “hắn đều đi giày cao su, cầm cái ô và nhất thiết là mặc áo bành tổ ấm cốt bông”, “ô hắn để tỏng bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao; và khi rút chiếc dao nhỏ để ngọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng được đặt trong bao. Cả bộ mặt hắn ta nữa, dường như cũng để tỏng bao vì lúc nào hắn cũng giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bè dựng đứng lên”. “Hắn đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông và khi ngồi trong xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên”. Mới qua vài dòng viết về nhân vật, ta đã cảm thấy một con người dị thường luôn sợ hãi với mọi thứ xung quanh mình.


Hắn có một thói quen mà tác giả viết “hắn đến nhà giáo viên nào đó chẳng hạn, kéo ghế ngồi, chẳng nói chẳng rằng…” chính là cách mà hắn giữ mối quan hệ với giáo viên trong trường. Tính cách của hắn thì là con người thích áp đặt, biểu hiện rõ nhất tron cuộc đối thoại với Cô – va – len khi nhìn thấy chị em cô phóng xe nhanh đi trên phố. Hắn nói: “Tôi thì vào nghề đã lâu, còn anh thì mới bắt đầu đi làm, nên với tư cách là bạn đồng nghiệp đi trước, tôi thấy có nghĩa vụ phải nhắc nhở với anh đôi điều. Anh đã đi xe đạp và cái trò giải trí ấy hoàn toàn không hợp với tư thế của một nhà giáo dục thiếu niên”. Một con người có suy nghĩ áp đặt tư tưởng và buộc người khác phải tuân theo đến cổ hủ, đến không biết đúng sai, đến mức khiến cho người khác khó chịu đến khôn cùng. Và hắn đã bị Cô – va – len đẩy xuống cầu thang vì quá bức bối và khó chịu với hắn.


Một con người lúc nào cũng sống theo kiểu bao che kín mít, không chịu hòa nhập với mọi người, với thiên nhiên, luôn luôn sợ hãi một điều gì đó sẽ ảnh hưởng với chính mình. Lúc nào cũng thu hẹp bộ não của mình tỏng những suy nghĩ tiêu cực và hèn nhát, quả là một con người trí thức nhưng tầm nhận thức quá hạn hẹp. Bê – li – cốp đã biến cuộc sống của mình làm nỗi sợ hãi cho tất cả mọi người. “thế mà cái thằng cha quanh năm đi giày cao su và mang ô ấy đã khống chế cả trường học chúng tôi suốt mười lăm năm trời”. Cả thành phố cũng sợ hắn, cả các bà, các mẹ cũng sợ hắn, ngay cả giới tu hành khi gặp hắn cũng không dám ăn thịt hay đánh bài. Một lối sống xấu làm ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người trong xã hội. Ngay cả những bản tính vốn có của người khác cũng bị hắn làm cho mất dần mất “sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ…”


Bê-li-cốp là một nhân vật điển hình sắc nét mà Sê-khốp đã xây dựng thành công trong truyện ngắn này – kiểu “người trong bao”, một sản phẩm của xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thu nặng nề cuối thế kỉ XIX. Hắn chết, có lẽ cái chết do Cô – va – len xô hắn quá mạnh vì từ ngày hắn bị ngã đó, hắn cứ nằm im trên giường và không bao giờ dậy nữa. Nhưng sâu xa hơn đó chính là cái lối sống tron bao của hắn, hắn ngã, hắn bị Va – ren – ca cười đó chính là nỗi nhục lớn, chấm dứt chuyện cưới xin, chấm dứt luôn cả cuộc đời của hắn. Một câu gần cuối bài đã đưa con người ta vào những suy nghĩ triết lý sâu xa “Bấy giờ, khi nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa, cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào trong bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra nữa. Phải rồi, thế là hắn đã đạt được mục đích cuộc đời”.


Hình ảnh cái bao ở đây chính là cái vỏ bọc do con người tạ ra muốn xa lánh với thế giới bên ngoài, sống một cuộc sống bạc nhược, ích kỉ. Tư tưởng chủ đề của tác phẩm là phê phán lối sống hèn nhát, bảo thủ, ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.


Câu chuyện mang một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nguyễn Tuân từng ca ngợi: “Truyện Bê – li – cốp là một áng văn đả kích lên đến tuyệt đỉnh: hình thù, tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn”

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0