Bài văn phân tích tác phẩm "Hồi trống Cổ Thành" số 5 - 11 Bài văn phân tích tác phẩm "Hồi trống Cổ Thành" của La Quán Trung
Là tác phẩm tiểu thuyết viết theo lối chương hồi, "Tam quốc diễn nghĩa" - một tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử, xã hội Trung Quốc thời kì cát cứ phân tranh, chiến tranh liên miên, người dân trải qua nhiều đau khổ, mọi diễn biến của thời kì biến loạn đó được tác giả La Quán ...
Là tác phẩm tiểu thuyết viết theo lối chương hồi, "Tam quốc diễn nghĩa" - một tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử, xã hội Trung Quốc thời kì cát cứ phân tranh, chiến tranh liên miên, người dân trải qua nhiều đau khổ, mọi diễn biến của thời kì biến loạn đó được tác giả La Quán Trung tái hiện lại rõ nét qua tác phẩm giàu giá trị hiện thực. "Hồi trống cổ thành" là một trích đoạn tiêu biểu của tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa", đoạn trích tái hiện lại rõ nét chân dung của những con người nhân nghĩa Trương Phi, Vân Trường, đó chính là những con người đại diện cho lòng "trung", cho chữ "nghĩa" trong quan hệ vua tôi, huynh đệ.
Nếu trong nền văn học Việt Nam có tác phẩm chương hồi giàu giá trị lịch sử, giá trị thời đại là "Hoàng Lê nhất thống chí" của các tác giả Ngô Gia Văn Phái thì ở một nền văn học lớn như Trung Hoa cũng không thiếu những tác phẩm lớn của các tác giả tài ba, trong số các tác phẩm lịch sử đó, nổi bật lên hẳng chính là tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, cả một giai đoạn dài nhiều thăng trầm, với sự đổi thay của biết bao nhiêu thời đại đều được tái giả khắc họa lại trong tác phẩm của mình. Trở lại với trích đoạn "Hồi trống cổ thành", như đã nói, tác phẩm này đề cập đến lòng chung nghĩa, tình cảm huynh đệ giữa hai nhân vật chính là Trương Phi và Quan Vân Trường, và đặc biệt, tình cảm ấy còn được đặt trong một tình huống éo le, gây cho các nhân vật nhiều sự đấu tranh, giằng xé để có được quyết định cuối cùng giữa chữ trung và chữ nghĩa.
Theo dõi "Tam quốc diễn nghĩa" nói chung, trích đoạn "Hồi trống cổ thành" nói riêng ta có thể thấy cả Quan Vân Trường và Trương Phi đều là những vị tướng tài giỏi, những người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất. Là những con người tiêu biểu đại diện cho chữ "dũng". Nói qua như vậy để ta hiểu hơn về tính cách, con người của những nhân vật này, họ là những người thà chết chứ không chịu nhục, thà mất đi mạng sống chứ không chịu phản bội lại chủ. Nhưng ở đây, để thửu thách tấm lòng trung nghĩa của hai nhân vật này, tác giả La Quán Trung đã đặt họ vào một tình huống ngặt nghèo, mà ở đó những phẩm chất, con người thật của mỗi người được bộc lộ một cách rõ nét.
Ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi ẩn náu dưới trướng của Tào Tháo, biết được Tào Tháo là một con người gian hùng nên họ đã tìm cách bỏ đi. Trên đường trốn chạy, tránh sự truy sát của Tào Tháo thì ba huynh đệ đã mỗi người một ngả. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mọi hiểu lầm sau này của hai huynh đệ Quan Công và Trương Phi. Vì phải dẫn theo hai chị dâu, vốn là hai bà vợ của Lưu Bị nên Quan Công không thể rút chạy an toàn mà bị Tào Tháo vây bắt. Vì biết Quan Công là một người tài hiếm có nên Tào Tháo không những không giết mà còn tìm mọi cách để Quan Công quy phục mình.
Nếu có một mình, thì dù phải hi sinh tính mạng thì Quan Công cũng không chịu hang Tào Tháo, nhưng vì đảm bảo sự an nguy cho hai người chị dâu, cực chẳng đã Quan Công đã phải tạm hang Tào Tháo, dù là tạm hang nhưng Quan Công cũng khẳng định mạnh mẽ, tuyên bố rõ rang việc mình hang ở đây không phải hang Tào Tháo mà là hang vua Hán, vì lúc này vua Hán đang bị Tào Tháo không chế. Quan Công đợi thời cơ, một khi có tin tức của anh mình, tức Lưu Bị thì sẽ lập tức đi ngay. Ta có thể thấy, Quan Công là một con người ngay thẳng, tuyệt đối trung thành với Lưu Bị, vì dù được Tào Tháo tìm mọi cách lấy lòng, "ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn, lại ban thưởng chức tước, vàng bạc, mĩ nữ…" nhưng Quan Công cũng không hề đái hoài, không bị tác động dù chỉ một chút "Thân tại Tào doanh, tâm tại Hán".
Nhân vật Quan Công còn hiện lên là một vị tướng kiêu hùng, dũng mãnh hơn người, vì khi đã nghe ngóng tin tức, xác định được vị trí của huynh đệ thì Quan Công lập tức lên đường, khi ấy các tướng dưới trướng của Tào Tháo ngăn cản thì Quan Công đã vung đao chém luôn sáu tướng, vượt được năm cửa quan để đến Cổ Thành gặp người huynh đệ Trương Phi. Hành động oai dũng ấy tuy đươc miêu tả qua một vài chi tiết ngắn gọn, nhưng ta cũng phải thấy được mức độ hiểm nguy, khó khăn của tình huống này, bởi Quan Công chỉ có một thân một mình, lại phải bảo vệ cho sự an nguy của các chị dâu thì việc chiến thắng tướng của Tào Tháo và qua các cửa quan là một việc hết sức phi thường.
Khi đến được Cổ Thành, Quan Công đã rất vui mừng khi sắp tới sẽ gặp được người em thân thiết Trương Phi, bởi Trương Phi không những trốn chạy thành công mà còn chiếm thành công Cổ Thành, nhưng niềm vui đoàn tụ ấy chưa kịp xảy ra thì một tình huống bất ngờ mà Quan Công không thể lường trước đã xảy ra, Trương Phi không những không chào đón mình bằng cái ôm nồng nhiệt của huynh đệ mà tiếp đón bằng đao, vẻ mặt hung dữ như thể nghênh chiến kẻ thù "Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Vì không thể lường trước được tình huống này sẽ xảy ra nên Quan Công rất bất ngờ, vội tránh mũi mâu "Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa đào ru?"
Quan Công đã nhắc lại tình nghĩa huynh đệ với Trương Phi và hoài nghi về sự manh động của Trương Phi, ta có thể nhận thấy Quan Công là một con người điềm tĩnh, luôn bình tĩnh giải quyết mọi thứ, dù trong tình cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhất. Dù Trương Phi một mực khẳng định Quan Công là kẻ phản bội thì sự điềm đạm trong khí chất đã giữ cho Quan Công sự bình tĩnh trước mọi việc mà rành rọi giải thích đầu đuôi mọi sự hiểu lầm. Và khi Trương Phi vẫn nhất quyết không chịu tin và muốn Quan Công chứng tỏ sự trong sạch bằng cách lấy đầu của tướng giặc qua ba hồi trống, dù khó khăn nhưng vì phẩm tiết ản thân, vì tình huynh đệ thì Quan Công vẫn chấp nhận. Và cuối cùng, sau khi chém chết tướng giặc thì Quan Công đã làm tỏ rạng mối hàm oan của Trương Phi đối với mình, tình huynh đệ gắn kết trở lại.
Nếu Quan Công là một con người điềm tĩnh, biết suy xét, nhận biết tình hình thì Trương Phi lại ngược lại, tuy là một người tướng giỏi nhưng Trương Phi tính tình lại nóng nảy, không nghe những lời giải thích, dù có lí, thuyết phục đến đâu. Vì vậy mà chỉ khi Quan Công giết chết được tên tướng giặc thì Trương Phi mới chấp nhận sự trong sạch của Quan Công, dù trước đó Quan Công có giải thích đến đâu, dù người chị dâu có làm chứng thì Trương Phi cũng một mực không nghe. Tuy nhiên, sự cố chấp này của Trương Phi cũng xuất phát từ chính tấm lòng trung thành với Lưu Bị, vì quá trọng chữ "trung" nên không cho phép sự phản bội, hai lòng làm hoen ố, ảnh hưởng. Ta cũng không thể phủ nhận được sự dũng mãnh, tài ba hơn người của Trương Phi, vì chỉ có dưới trướng khoảng hơn trăm người nhưng Trương Phi đã đoạt được Cổ Thành về tay và làm chủ nơi đây.
Đây không hề là việc đơn giản nếu như không muốn nói đây là một hành động quá sức phi thường. Là người trọng sự trung thành nên dù tình cảm huynh đệ có gắn bó nhưng một khi đã phản bội thì Trương Phi cũng kiên quyết chống lại đến cùng. Hành động ấy, suy nghĩ ấy rất đúng nếu như Quan Công là con người hai mặt thực sự. Nhưng ở đây sự thật không như những phán đoán mơ hồ của Trương Phi nên sự nông nổi, cứng nhắc của anh ta khiến cho hành động nhân vật này trở nên mù quáng. Tuy nhiên, Trương phi cũng là người biết hối lối khi nhận ra những sai lầm của mình, khi iết Quan Công không hề phản bội thì Trương Phi đã tạ lỗi, khóc lóc, quỳ lạy Quan Công để hối lỗi "..nhỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường…"
Như vậy, đoạn trích "Hồi trống cổ thành" đã khắc họa thành công và chân thực hình ảnh của hai người anh hùng trong Tam Quốc chí, là Trương Phi và Quan Công. Tuy có những đối lập về tính cách, một người điềm tĩnh, một người nóng nảy, bộc trực nhưng cả hai đều có điểm chung đó chính là một lòng chung thành, coi trọng tình nghĩa huynh đệ, đều là những tướng lĩnh tài giỏi, dũng mãnh. Và hơn hết, cả hai người anh hùng này đều là đại diện cho chữ "dũng", là những nhân tố tạo nên sức mạnh cho Lưu Bị.