31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích tác phẩm "Hồi trống Cổ Thành" số 10 - 11 Bài văn phân tích tác phẩm "Hồi trống Cổ Thành" của La Quán Trung

“Chém Sái Dương anh em hòa giải Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên” Đoạn trích “Hồi trống cổ thành” tái hiện không khí đối đầu đầy căng thẳng của Trương Phi và Quan Công, qua đó không chỉ bộc lộ được tính cách nhân vật mà còn cho thấy tình cảm huynh đệ cảm động trong giây phút ...

“Chém Sái Dương anh em hòa giải

Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”


Đoạn trích “Hồi trống cổ thành” tái hiện không khí đối đầu đầy căng thẳng của Trương Phi và Quan Công, qua đó không chỉ bộc lộ được tính cách nhân vật mà còn cho thấy tình cảm huynh đệ cảm động trong giây phút đoàn viên, khi mọi mâu thuẫn được hóa giải. Trong đoạn trích, ba hồi trống mà Trương Phi gióng lên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là chi tiết đặc sắc thể hiện được nội dung ý nghĩa của toàn đoạn trích.


Trước hết, ba hồi trống có ý nghĩa tả thực, đó là âm thanh tiếng trống chiến trận mà Trương Phi gióng lên để báo hiệu cuộc chiến giữa Quan Công và Sái Dương – tướng dưới chướng của Lưu Bị bắt đầu. Khi Quan Công cùng hai chị dâu chạy đến Cổ Thành, Trương Phi vì hiểu nhầm Quan Công bội nghĩa mà theo Tào Tháo nên đã mang quân đến vây bắt Quan Công, còn bản thân thì trực tiếp xông vào giao chiến với người anh em đã từng kết nghĩa vườn đào của mình. Mặc cho mọi nỗ lực giải thích từ Quan Công, Trương Phi vẫn không chịu tin. Trong khi Trương Phi đang hừng hực khí thế chiến đấu còn Quan Công đang cố gắng giải thích để hóa giải mọi hiểu nhầm thì Sái Dương mang quân kéo đến chân Cổ Thành. Sự xuất hiện của Sái Dương đã đẩy sự căng thẳng lên tột độ, Trương Phi một mực cho rằng Quan Công đã đưa Sái Dương đến để bắt mình.


Cuối cùng, Trương Phi đã ra một điều kiện quan trọng, để chứng minh sự trung thành, trong sạch của bản thân thì Quan Công phải lấy được đầu của Sái Dương. Sau khi ba tiếng trống gióng lên Quan Công đã vung đao và lấy được đầu Sái Dương, hoàn thành thử thách mà Trương Phi đưa ra cho mình. Hồi trống cổ thành còn mang ý nghĩa như sự giải oan cho Quan Công. Sau khi dốc toàn bộ sức lực để bảo vệ hai chị dâu bỏ trốn khỏi tầm kiểm soát của Tào Tháo, khi đến chân thành Quan Công ngỡ rằng mình sẽ nhận được sự đón tiếp của TRương Phi thì mọi việc lại không như Quan Công mong muốn. Không hề có cái ôm hội ngộ nào mà lễ đón tiếp lại là cuộc giao chiến đầy căng thẳng.


Khi đã biết mọi hiềm khích, hiểu lầm nơi Trương Phi thì Quan Công đã cố gắng giải thích nhưng không nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu của Trương Phi. Cuối cùng để chứng minh tấm lòng trong sạch, Quan Công đã chấp nhận thử thách của Trương Phi chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống. Sau khi đã hoàn thành thử thách, Trương Phi đã hối hận và cầu xin sự tha thứ của Quan Công, huynh đệ đoàn tụ. Do đó hồi trống cổ thành đối với Quan Công lại là sự giải oan cho tấm lòng trung thành, trong sạch.


Hồi trống cổ thành còn là âm thanh đoàn tụ của Trương Phi và Quan Công. Sau mọi biến cố, hiểu lầm thì cuối cùng cũng hiểu rõ tấm lòng tín nghĩa của nhau,. Hồi trống mang đến sự cảm động của tình cảm huynh đệ cảm động, họ là những người sẵn sàng hi sinh mạng sống vì nhau nhưng không chấp nhận sự bội tín, phản bội. “Hồi trống cổ thành” mang nhiều ý nghĩa độc đáo, có lẽ cũng vì sự đa nghĩa trong hình ảnh này nên người biên soạn mới lựa chọn làm nhan đề của đoạn trích.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0