Bài văn phân tích tác phẩm "Mùa lá rụng trong vườn" số 7 - 8 Bài văn phân tích tác phẩm "Mùa lá rụng trong vườn" của Ma Văn Kháng
Nếu bạn là người muốn tìm về lại với những truyền thống xưa cũ, muốn cảm nhận được nét đẹp cổ kính, mẫu mực trong văn hóa xưa kia của dân tộc Việt Nam thì có lẽ không nên bỏ qua những cuốn tiểu thuyết để đời của nhà văn Ma Văn Kháng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Mùa lá ...
Nếu bạn là người muốn tìm về lại với những truyền thống xưa cũ, muốn cảm nhận được nét đẹp cổ kính, mẫu mực trong văn hóa xưa kia của dân tộc Việt Nam thì có lẽ không nên bỏ qua những cuốn tiểu thuyết để đời của nhà văn Ma Văn Kháng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Mùa lá rụng trong vườn,…
Nội dung tiểu thuyết của Ma Văn Kháng không phải là một cuốn sách nghiên cứu về văn hóa đời sống nhưng tác giả lại dành khá nhiều tâm huyết và không gian để miêu tả tỉ mỉ những nét đẹp trong đời sống theo từng thời kỳ phát triển của đất nước.
Tiêu biểu cho phong cách sáng tác nhã nhặn mà sâu sắc của nhà văn có lẽ phải kể đến cuốn tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” với nội dung chính nói về một gia đình gia giáo sống ở thời kỳ đất nước đổi mới. một gia đình với nhiều thế hệ bị sự thay đổi của nền kinh tế thị trường tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến nếp sống và nếp nghĩ của từng con người trong gia đình. Những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cơ chế mới ấy có lẽ là những người đã có tuổi như ông Bằng.
Những con người thuộc lớp người cũ, trong xã hội cũ như ông luôn răn dạy bản thân và những người thân trong gia đình sống sao cho đúng chuẩn mực và để không phải xấu hổ với người xung quanh. Nhưng cơ chế thị trường thay đổi, những giá trị truyền thống mất dần. Có những giá trị xưa nay được tôn kính nay lại thành cổ hủ lạc hậu. Những người lớn tuổi như ông Bằng không còn nhiều thời gian để có thể đổi thay theo cái mới và cứ vương vấn mãi với một thời vàng son trong đời sống cũ.
Đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 thuộc chương hai của cuốn tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” với nội dung chính là không khí của một gia đình lễ giáo cũ và mới đan xen nhau tạo nên một không khí vừa ấm áp vừa cảm động vào một ngày cuối năm đầy cảm xúc.
Giá trị truyền thống của một cái tết cổ truyền từ trước đến nay dường như không có nhiều thay đổi. Ngày tết vẫn là thời gian quý giá nhất trong một năm dài để tất cả những thành viên trong gia đình có dịp đoàn tụ với nhau. Trong gia đình ông Bằng cũng vậy, con gái con dâu đều đã tề tựu đông đủ để chuẩn bị mâm cơm cúng chiều ba mươi để rước tổ tiên về nhà ăn tết.
Dịp tết cũng là một cái cớ rất nhân văn để một người con dâu đã xa cách mười năm như chị Hiền có dịp về lại gia đình của người chồng trước. Vốn dĩ chị đã không còn là vợ của anh cả Tường nữa vì vậy việc hiếu kính với ông Bằng hay quan tâm chăm sóc các em trong nhà không còn là bổn phận của chị nữa.
Thế nhưng những người trong nhà vẫn còn nhớ đến chị, thương yêu và mong ước được gặp lại chị như là một người con ruột trong gia đình. Chính nhờ vào tấm lòng thơm thảo của chị Hiền, tính tình vui vẻ hiền lành, siêng năng và khéo léo mà một người vốn là người dưng lại trở thành người trong một nhà. Còn một người vốn là máu mủ ruột rà, chỉ vì không biết giữ gìn lề thói, chạy theo sự thay đổi của xã hội mới nên dường như vị trí cũng biến mất khỏi gia đình. Ông Bằng thật sự đã từ bỏ đứa con ruột như cậu Cừ.
Cảnh đoàn viên của chị Hiền với gia đình ông Bằng mang lại một cảm xúc gì đó rất gần gũi và chân thật giữa người thân với người thân trong gia đình. Người đọc có thể cảm nhận được niềm vui lan tỏa trong từng câu chữ. Từ cách các em ôm lấy chị, dẫn chị vào nhà. Đứa đi trước, đứa quàng tay, đứa thì bẽn lẽn đi bên cạnh. Người ta xa cách một năm đã thấy quá dài. Người trong nhà xa cách quá lâu còn có thể phai nhạt tình cảm.
Ấy vậy mà với chị Hiền, người con dâu đã rời căn nhà ấy hơn mười năm vẫn được chào đón như thể chị ấy lâu nay vẫn sống cùng mọi người. Cũng có thể vì chị Hiền là một người con dâu quá đỗi tuyệt vời nên khi về lại với gia đình ông Bằng mới khiến người nhà yêu thương chị nhiều đến thế. Nhưng có thể cũng vì chị đã xuất hiện đúng cái ngày người ta mong một sự vẹn tròn, đoàn viên nhất nên việc gặp lại chị mới ấm áp tình người đến vậy.
Đoàn viên đâu chỉ có việc trao cho nhau những cái ôm siết, chị Hiền còn lanh lợi chia quà quê cho từng người trong gia đình. Một người đã xa cách mười năm nhưng vẫn nhớ như in những tính cách những thói quen từng người trong gia đình. Chị vẫn biết cha chồng mình thích ăn giò. Những thức quà quê giản dị đơn sơ như gạo nếp, hạt giống mướp hương,… Cách chị Hiền hỏi han mỗi người trong nhà không ngớt, cách chị chỉ trồng mướp thế nào, ở đâu, vào lúc nào thì tốt cứ như thể chị chưa từng ra đi khỏi căn nhà này.