Bài văn phân tích đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" của Nguyễn Du số 6 - 10 Bài văn phân tích đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" của Nguyễn Du hay nhất
“Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa” Hai câu nhớ ấy là ta nhớ đến một nhà thơ một nhà đại thi hào lừng danh của dân tộc. Không ai khác chính là Nguyễn Du – người có xuất thân từ gia đình đại quý tộc, và là người có vốn hiểu biết sâu rộng. Trong suốt ...
“Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”
Hai câu nhớ ấy là ta nhớ đến một nhà thơ một nhà đại thi hào lừng danh của dân tộc. Không ai khác chính là Nguyễn Du – người có xuất thân từ gia đình đại quý tộc, và là người có vốn hiểu biết sâu rộng. Trong suốt quãng đời phiêu bạt Nguyễn Du tiếp xúc với những cảnh đời, những số phận khác nhau nên ông hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của nhân dân.
Từ đó mà có cảm hứng viết nên tác phẩm Truyện Kiều như một kiệt tác đi vào lịch sử nhân loại. Truyện Kiều dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc nhưng Nguyễn Du đã sáng tác trở nên đặc sắc và thu hút về số phận nàng Kiều cũng như số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đoạn trích chị em Thúy Kiều phần nào nói lên điều ấy.
Truyện Kiều hay còn được gọi là “đoạn trường Tân Thanh” là tác phẩm được viết bằng chữ Nôm vô cùng xuất sắc. Mặc dù dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân trung quốc nhưng Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn mang màu sắc riêng tươi mới sinh động không thể lẫn lộn vào bất kì tác phẩm nào. Đoạn trích chị em Thúy Kiều chính là khúc dạo đầu đầy sinh động. Mở đầu đoạn thơ là miêu tả vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành của chị em Thúy Kiều”:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Câu mở đầu của Nguyễn Du nghe sao nhẹ nhàng mà đầy sâu lắng! Với việc sử dụng nghệ thuật ước lệ Nguyễn Du không ngần ngại mượn vẻ đẹp thiên nhiên là vẻ đẹp cây mai để nói về sắc đẹp của hai chị em nàng Kiều. Làm nổi bật nleen một vẻ đẹp trong sáng mà thanh cao như tuyết.
“Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”. Nét đẹp rất riêng rất sắc gợi lên vẻ đẹp mà bao chàng trai say đắm ấy làm người ta phải ganh tỵ? Mỗi người mang một vẻ đẹp riêng và “mười phân vẹn mười”. Trước hết, Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của cô em Thúy Vân, vẻ đẹp ấy diệu dàng đủ làm con tim bao chàng trai thổn thức và thiên nhiên nhún nhường:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Chao ôi! Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân sau mà ngọt ngào và ngất ngây đến thế. Với việc sử dụng nghệ thuật ước lệ như nghệ thuật phổ biến và xuyên suốt bài thơ làm nổi lên vẻ đẹp phúc hậu mà Thúy Vân đang sở hữu. “ Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” – một vẻ đẹp hoàn mĩ khó có gì làm khó được nàng. Nguyễn Du mượn hình ảnh thiên nhiên để làm nổi bật lên hình ảnh Thúy Vân như một lời khẳng định.
Thiên nhiên và tạo hóa đã chấp nhận vẻ đẹp của cô em và dự cảm về một kiếp người sống an nhàn. Vì sao như thế? Lẽ thường tình là mặc dù so vẻ đẹp với thiên nhiên nhưng thiên nhiên cũng gật gù chấp nhận. Thúy Vân có phải chăng đã rất may mắn? Có lẽ như thế, nàng đã thật may mắn, thật hạnh phúc và nghiễm nhiên có một đời bình an.
Nhìn thấy vẻ đẹp nhẹ nhàng của Thúy Vân và được thiên nhiên chấp nhận mà ta lại thương cho số phận nàng Kiều. Vẻ đẹp và tài năng của nàng liệu thiên nhiên và tạo hóa có chấp nhận:
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
Vẫn với nghệ thuật ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du mượn hình ảnh là “làn thu thủy, nét xuân sơn”.Đó chính là làn nước mùa thu và nét núi mùa xuân. Nhằm muốn nói đôi mắt nàng đẹp trong sáng như làn nước mùa thu, lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp sắc sảo tuyệt trần ấy làm “Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Với nghệ thuật ước lệ mượn hình như thiên nhiên để bày tỏ sự tức giận không đồng tình. Tạo hóa mà ganh ghét thì khó lòng mà nàng sống một cuộc đời bình an như cô em gái ruột là Thúy Vân. Thúy Kiều không phải mang một vẻ đẹp tầm thường, nếu đẹp nhẹ nhàng thì thiên nhiên không hà cớ gì phải ganh ghét.
Đó là vẻ đẹp “Một hai nghiêng nước, nghiêng thành”! Chính sự miêu tả độc đáo ấy mà Nguyễn Du đã để lại những câu nói đi vào bất hủ “nghiêng nước,nghiêng thành”. Nếu Thúy Kiều mang vẻ đẹp khiến bao người hà khác ganh đua đố kị, khiến trái tim bao chàng trai thổn thức thì tài năng của nàng lại càng gấp bội.
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương"
Vừa xinh đẹp lại vừa thông minh, người con gái tài sắc vẹn toàn như thế ai mà mà không yêu không thương. Càng được nhiều người yêu thương thì tạo hóa càng ganh ghét. Có thể nói cầm kì thi họa Thúy Kiều điều giỏi. Qua ngòi bút tả thực két hợp với lãng mạn Nguyễn du đã mang một màu sắc riêng độc đáo vào vẻ đẹp “hoa ghen”,”liễu hờn” của Thúy Kiều.
Với một mở đầu nhẹ nhàng và vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của hai chị em Thúy Kiều qua ngòi bút tinh tế mà sâu sắc của Nguyễn Du khiến biết bao người trầm trồ, ngưỡng mộ. Người đọc sẽ dự cảm rằng hai chị em nàng sẽ có cuộc sống êm đềm bên cha mẹ và chị em. Người ta còn ngưỡng mộ một điều rằng tuy cả hai đều đến tuổi lấy chồng nhưng vẫn không nghĩ đến, mà một lòng phụng dưỡng cho cha mẹ.
Qua tác phẩm Truyện Kiều của nguyễn Du mà đặc biệt là đoạn trích chị em Thúy Kiều ta thấy được vẻ đẹp và tài năng của chị em Thúy Kiều. Với ngòi bút tinh tế, nghệ thuật ước lệ kết hợp miêu tả, biểu cảm xuyên suốt bài thơ đã làm nổi bật phần mở đầu tác phẩm rất đặc sắc. Từ đó Nguyễn Du đã thể hiện được khát vọng cuộc sống con người thời ấy và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều.