Bài văn phân tích tác phẩm "Khuê oán" số 8 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Khuê oán" của Vương Xương Linh hay nhất
Nhà thơ Vương Xương Linh là một nhà thơ xuất sắc thời Đường. Ông để lại nhiều bài thơ hay nổi tiếng cho nền thi ca Việt Nam. Phần lớn thơ của ông đều được viết bởi thế thất ngôn tuyệt cú. Bài thơ “Khuê oán” là một tác phẩm xuất sắc nhất của Vương Xương Linh thể hiện cho phong cách ...
Nhà thơ Vương Xương Linh là một nhà thơ xuất sắc thời Đường. Ông để lại nhiều bài thơ hay nổi tiếng cho nền thi ca Việt Nam. Phần lớn thơ của ông đều được viết bởi thế thất ngôn tuyệt cú. Bài thơ “Khuê oán” là một tác phẩm xuất sắc nhất của Vương Xương Linh thể hiện cho phong cách nghệ thuật độc đáo của ông đó chính là sự thanh nhã, tinh tế.
“Khuê tru nụ thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thủy lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu”.
Bài thơ “Khuê oán” viết về tâm trạng của người thiếu nữ sau khi lấy chồng suốt ngày bị nhốt trong phòng khuê một mình vò võ đợi chồng nơi biên ải. Không có tin tức gì, không biết người chồng thân thương của mình còn sống hay đã chết. Bài thơ thể hiện sự khắc khoải đợi mong, tới thất thần, quên ăn quên ngủ.
Người thiếu phụ trẻ trong bài thơ Khuê oán là một người phụ nữ thuộc con nhà danh giá, có quyền lực, hoặc giàu có. Nên cô được sống trong lầu son gác tía, thể hiện sự sung túc về vật chất. Thừa thãi về mặt tinh thần. Nhưng sự đối lập giữa vật chất và tinh thần càng làm cho bài thơ thêm thương cảm, xúc động lòng người.
Người thiếu phụ nữ sau khi người chồng lên đường đã sống cảnh an nhàn sung sướng ở nhà chồng. Nhưng bị nhốt tuổi xuân trong lầu son gác tía. Nàng khi lại những lúc hạnh phúc bên chồng nàng đâu có biết tới nỗi buồn của việc chờ đợi, ngóng trông là như thế nào.
“Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu
(Trẻ trung nàng biết chi sầu,
Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương).
Trong hai câu thơ này thể hiện sự vô tư hồn nhiên, yêu đời của người con gái trẻ trung, xuân sắc. Nàng còn trẻ tâm hồn còn yêu đời nhiều lắm, gia cảnh lại khá giả không phải lo cái ăn cái mặc, thì chẳng có chuyện gì làm cho nàng buồn cả. Mỗi ngày nàng đều trang điểm soi gương, ăn mặc đẹp như một thiên thần đi qua đi lại trong nhà.
Nàng được sống trong hoàn cảnh giàu sang phú quý, trong một gia đình êm ấm hạnh phúc. Có những người hầu kẻ hạ phục vụ mình, nên những ngày xuân với nàng là một điều vô cùng tuyệt vời. Nàng có nhan sắc, có tuổi trẻ, có tiền bạc làm sao phải buồn khổ.
“Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu
(Nhác trông vẻ liễu bên đường,
“Phong hầu ” nghĩ dại, xui chàng kiếm chi).
Trong hai câu thơ này hình ảnh hiện tại được tác giả Vương Xương Linh tái hiện là một cuộc sống hoàn toàn trái ngược với hai câu trên. Sau những năm tháng chờ chồng sống cô đơn, vò võ một mình nhìn nhan sắc tuổi xuân ngày một trôi qua tầm tay. Người con gái không còn vui vẻ được nữa, mà tâm trạng đã nhuốm sự u sầu, chán chường.
Nàng giật mình nhận ra sự thay đổi của thiên nhiên, sự thanh xuân trên cành liễu ngày nào chỉ còn trong quá khứ, còn hiện tại những cành dương liễu đã nhuốm màu buồn bã của sắc thu. Mùa thu vàng gợi cho người ta cảnh thê lương, buồn chán, ảm đạm. Tuổi thanh xuân của người thiếu phụ cũng đã trôi đi như vậy, nàng không còn ở độ tuổi đẹp nhất tươi thắm nhất nữa, mà đang chuyển sang một thời kỳ mới thời kỳ mùa thu của cuộc đời mình.
Vương Xương Linh đã thật tinh tế khi sử dụng cành liễu bên đường để gợi tả vẻ thanh xuân của người thiếu phụ. Một hình ảnh ẩn dụ tài tình nhưng giàu sức gợi cảm trong lòng người đọc. Người thiếu phụ nhìn cành liễu dương chợt cảm thấy hối hận khi để cho người chồng của mình đi tòng quân, tìm công danh sự nghiệp mong hướng ấn phong hầu. Nhưng nay người đi đã lâu công danh sự nghiệp không biết có thành không, chỉ biết người thiếu phụ phải mòn mỏi chờ trông.
Người đi không biết khi nào trở lại, hay đã bỏ mạng nơi chiến trường để cho người vợ trẻ là nàng chờ ngóng không một tin tức hồi âm. Nàng ngồi nhìn tuổi xuân trôi qua tay cảm thấy hối tiếc về quyết định sai lầm của mình. Công danh vương hầu chỉ là vật ngoài thân còn tình nghĩa vợ chồng keo sơn, sắc son gắn bó bên nhau, sinh con đẻ cái, sống cuộc sống hạnh phúc tới đầu bạc răng long mới là điều quan trọng với tình cảm con người.
Thông qua bài thơ Khuê oán tác giả muốn phản đối chiến tranh phi nghĩa, những cuộc chiến tranh nhằm tìm kiếm công danh thực hiện giấc mộng bá chủ thiên hạ chỉ làm cho những gia đình phải ly tán, nhà tan cửa nát, biết bao người vợ phải xa chồng, con phải xa cha…
Thông qua bài thơ “Khuê oán” người đọc cảm nhận được phong cách nghệ thuật của Vương Xương Linh chứa chan tình cảm thể hiện tinh thần nhân văn của mình với những số phận người phụ nữ trẻ vì chiến tranh mà đánh mất tuổi xuân của mình. Nhìn tuổi xuân trôi qua trong vô vọng .