Bài văn phân tích tác phẩm "Khuê oán" số 4 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Khuê oán" của Vương Xương Linh hay nhất
Có những bài thơ Trung Quốc mà đã để lại cho chúng ta những bạn đọc Việt Nam biết bao nhiêu cảm xúc và suy nghĩ về cuộc đời của những người xưa. Thơ Đường có nhiều kiệt tác về đề tài chiến tranh. Tuy không nói trực tiếp đến sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng từ nỗi sầu biệt hận của ...
Có những bài thơ Trung Quốc mà đã để lại cho chúng ta những bạn đọc Việt Nam biết bao nhiêu cảm xúc và suy nghĩ về cuộc đời của những người xưa. Thơ Đường có nhiều kiệt tác về đề tài chiến tranh. Tuy không nói trực tiếp đến sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng từ nỗi sầu biệt hận của người thiếu phụ phòng khuê.
Nếu như Việt Nam ta có bài thơ Chinh Phụ Ngâm thể hiện được nỗi lòng chinh phụ có chồng đi đánh giặc thì văn học Trung Quốc có Nỗi oán của người phòng khuê. Bài thơ đã cất lên tiếng nói căm ghét oán hờn đối với chiến tranh. Với một bài thơ như Khuê oán thì hàng trăm mũi tên phản chiến ắt còn phải chịu thua xa.
Bài thơ vẻn vẹn chỉ có bốn câu thơ nhưng Vương Xương Linh vẫn thể hiện được quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ. Bài thơ đã thể hiện rõ được tâm trạng của người thiếu phụ ấy vì sự trôi chảy của thời gian khiến cho cô phải suy nghĩ trăn trở. Đồng thời qua bài thơ thể hiện sự phản đối chiến tranh ngay giữa đời Thịnh Đường.
Về tri thức văn hóa thì ta thấy được quá trình phát triển của thơ Đường người ta chia ra làm bốn giai đoạn lớn. Thứ nhất là sơ Đường: Đây là thời kì chuẩn bị, bao gồm cả việc tiếp nhận truyền thống thơ của các thời đại khác với phong vị "phong, tuyết, nguyệt, hoa" kết hợp với việc đổi mới thơ ca với tên tuổi của Trần Tử Ngang. Thơ Sơ Đường có tứ kiệt là Vương Bột, Lạc Tân Vương, Lô Chiếu Lân, Dương Quýnh.
Thứ hai là thời Thịnh Đường: đây là thời đại phát triển rực rỡ gắn liền với những cái tên nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ hay Vương Xương Linh… Thứ ba là thời Trung Đường: Đặc điểm của thời kì này là nhà Đường đi vào suy thoái cho dù loạn An – Sử đã được dẹp tan. Tiêu biểu cho thơ ca thời Trung Đường là Bạch Cư Dị, Liễu Tông Nguyên. Thứ tư là từ thời Thái Hòa trở đi, nhà Đường suy sụp không cứu vãn được. Các nhà thơ tiêu biểu là Lí Thương Ẩn, Đỗ Mục.
Về thể loại thì đây là thể loại phái thơ biên tái ra đời trong thời kì này với nhiều cách thức phản ánh và nhìn nhận khác nhau về cuộc chiến đó. Vương Xương Linh qua các bài thơ của mình không ủng hộ cuộc chiến đó. Thơ ông là tiếng lòng sầu bi ai oán, là nỗi đau đòi hạnh phúc bình yên, là tiếng nói phản đối chiến tranh. Về nội dung thì mở đầu bài thơ với hai câu thơ mang đến cho chúng ta một tâm trạng của người thiếu phụ ấy. Đó là một tâm trạng vui vẻ ngay cả khi chồng đi chinh chiến phương xa:
"Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thương thúy lâu"
(Cô gái phòng the chửa biết sầu
Ngày xuân trang điểm dạo lên lầu)
Cô gái ấy chưa biết sầu buồn là gì bởi vì cô vẫn còn vô tư hồn nhiên lắm. người chồng của cô đang đi chinh chiến nhưng cô không lấy làm buồn. Cô vẫn ngày đêm vui vẻ vô tư như thế. Hai từ "khuê các" thể hiện sự giàu sang phú quý của những bậc tiểu thư. Cô gái ấy vẫn thức dậy và trang điểm một cách tỉ mỉ dạo lên lầu. Tâm trạng cô vui vẻ như bao giờ hết, thế nhưng đến hai câu thơ sau tâm trạng cô bỗng nhiên thay đổi.
Không cần nói thêm một điều gì, không cần một câu thơ để chuyển ý tâm trạng nhà thơ cứ thế thể hiện theo trình tự mà vẫn làm cho người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng ấy:
"Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu."
(Đầu đường chợt thấy tơ xanh liễu
Hối để chồng đi kiếm tước hầu.)
Cây liễu ở đây thể hiện cho tuổi thanh xuân của một đời người hay cụ thể hơn là một người con gái. Tâm trạng của cô đang vui bỗng nhiên chuyển thành buồn. Cô nghĩ đến tuổi trẻ của mình và không cần ai nói gì không cần nghe gì mà bản thân cô tự nhận ra và từ tâm trạng vui cô thấy buồn. Và từ sự nhận thức ấy khiến cô không thể vô tư được nữa. Cô nhớ thương đến chồng mình và đã hối hận khi để chồng lâm vào cảnh chiến tranh để phong hầu phong tước. qua đây nhà thơ thể hiến sự phản đối chiến tranh vì chính nó đã làm cho những người vợ chồng phải xa nhau cách trở.
Về nghệ thuật, bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Cách đặt vấn đề có vẻ khác lạ với tiêu đề bài thơ, tạo ra một kiểu phản đề. Người thiếu phụ chẳng biết sầu vì cho rằng chồng ra trận là hợp với thời đại, là đúng tư cách nam nhi và cũng có thể coi là lí tưởng đối với các gia đình quyền quý.
Cách suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề của người thiếu phụ có vẻ thụ động, đơn giản một chiều. Qua đây ta thấy những nhà văn Trung Quốc cũng thật tài giỏi và hiểu được tâm trạng của người phụ nữ khi có chồng đi xa. Không những đồng cảm với tình yêu đôi lứa bị cách trở mà nhà thơ còn thể hiện sự phản đối chiến tranh của mình.