31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích tác phẩm "Hai chữ nước nhà" của Trần Tuấn Khải số 9 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Hai chữ nước nhà" của Trần Tuấn Khải hay nhất

Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I của Trần Tuấn Khải, được sáng tác vào năm 1926. Bài thơ lấy đề tài lịch sử thời kì nước ta bị quân Minh xâm lược (thế kỉ XV). Cha con Nguyễn Trãi đã bị thất thế trong cuộc xâm lược này của quân giặc. Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt ...

Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I của Trần Tuấn Khải, được sáng tác vào năm 1926. Bài thơ lấy đề tài lịch sử thời kì nước ta bị quân Minh xâm lược (thế kỉ XV). Cha con Nguyễn Trãi đã bị thất thế trong cuộc xâm lược này của quân giặc. Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt giải về Trung Quốc, Nguyễn Trãi định theo cha nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trãi nên quay trở về để tính chuyện trả thù cho cha, cho dân tộc.


Tác giả bài thơ đã mượn lời người cha căn dặn con để viết nên tác phẩm mang tinh thần yêu nước sâu sắc và ý nguyện độc lập dân tộc. Đoạn trích “Hai chữ nước nhà” gồm 36 câu thơ được Trấn Tuấn Khải sáng tác vào năm 1926, in trong tập Bút quan hoài I. Những đề tài lịch sử, những gương anh hùng dân tộc đã được Trần Tuấn Khải ghi lại nhằm khích lệ tinh thần yêu nước, nói lên nỗi nhục của những người mất nước, qua đó thể hiện khác vọng độc lập, tự do của tác giả.


Trong lời đề từ của bài thơ, tác giả nói rõ cảm hứng của mình là Nghĩ lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu. Từ chi tiết này, ta có thể thấy Hai chữ nước nhà là bài thơ mượn đề tài lịch sử để thể hiện tinh thần yêu nước của tác giả.

Phần đầu của bài thơ, tác giả gợi lên cảnh đau thương của đất nước khi bị quân Minh xâm lược. Những hình ảnh nhân hóa rất gợi cảm như mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu đã cho thấy sự đau thương của đất nước dưới ách đô hộ của nhà Minh. Sông núi cũng mang một nỗi đau như con người. Cả một không gian rộng lớn từ chốn ải Bắc đến cõi giời Nam và khắp bốn bể đều thấm máu và nước mắt của bao con người Việt Nam:


Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,

Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,…

Chút thân tàn lần bước dặm khơi,

Trông con tầm tã châu rơi


Trước cảnh đất nước bị đô hộ người cha trên đường đi đày vẫn còn ngỗn ngang nỗi niềm. Các chữ trong đoạn thơ đã thể hiện niềm uất hận của người anh hùng thất thế, một bi kịch mà người cha đang gặp. Câu thơ thấm đầy nỗi niềm, giọng thơ vừa thiết tha vừa nào nùng: Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên. Trước khi ra đi, người cha chỉ kịp nhắn gửi đến con những nỗi niềm của mình giao phó trách nhiệm trọng đại lại cho con:


Giống Hồng Lạc hoàng tiên đã định,

Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay

Giời Nam riêng một cõi này,

Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì!


Câu Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì! như muốn nhắc người con khắc ghi lòng tự tôn dân tộc, nối tiếp truyền thống của những người đi trước quên mình vì độc lập của dân tộc. Những câu thơ sau trở nên đầy hận khí khi người cha nói về những tội ác tày trời của quân giặc:


Bốn phương khói lửa bừng bừng,

Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!


Những hình ảnh như khói lửa bừng bừng, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, đất khóc giời than… tuy mang tính ước lệ nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ vì đã gợi lên bao nỗi nhục mất nước, lòng căm thù đối với quân giặc. Người cha trước khi đi nhìn cảnh đất nước mà đau đớn lòng. Càng lo cho vận mệnh của đất nước thì nỗi đau ấy càng thêm chất chứa. Câu cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ cất lên vô cùng thống thiết:


Con ơi! càng nói càng đau,

Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?


Lời thơ như chứa đầy lệ, có lời than, có tiếng nức nở. Ở đây không còn là lời cha dặn con đơn thuần mà là lời của cả một dân tộc. Những câu cuối cùng trong bài thơ vừa nói lên bi kịch của người cha: tuổi già sức yếu, sa cơ đành chịu bó tay, vừa đặt niềm tin vào người con trong việc trả thù nhà, gánh nợ nước: Giang sơn gánh vác sau này cậy con. Những lời tha thiết dặn con lần cuối như vì nước, nhớ tổ tông mệnh lệnh cho người con trong hoàn cảnh đau buồn của đất nước.


Con nên nhớ tổ tông khi trước

Đã từng phen vì nước gian lao,

Bắc Nam bờ cõi phân mao

Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây…


Hai chữ nước nhà là bài thơ hay và cảm động. Bài thơ thể hiện một cách cô đọng nỗi đau mất nước, đồng thời khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, nêu cao khát vọng độc lập tự do của cả dân tộc. Hai chữ nước nhà không còn là lời giữa hai cha con với nhau mà là lời của Tổ quốc, của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0