Bài văn phân tích tác phẩm "Đò Lèn" của Nguyễn Duy số 8 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Đò Lèn" của Nguyễn Duy hay nhất
Nguyễn Duy là một cây bút tài hoa, đã từng có những bài thơ nằm lòng nhiều thế hệ như “Tre Việt Nam”; mặc dù đến nay tác giả tuyên bố “Gác bút” nhưng những gì ông để lại cho Văn học Việt Nam vẫn rất mới và ấn tượng. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài thơ “Đò Lèn” của ông với hơi thơ ...
Nguyễn Duy là một cây bút tài hoa, đã từng có những bài thơ nằm lòng nhiều thế hệ như “Tre Việt Nam”; mặc dù đến nay tác giả tuyên bố “Gác bút” nhưng những gì ông để lại cho Văn học Việt Nam vẫn rất mới và ấn tượng. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài thơ “Đò Lèn” của ông với hơi thơ mộc mạc, phảng phất chất dân gian truyền cảm, màn độc thoại hoài niệm của nhà thơ về bến cũ đã mê hoặc những ai đọc nó.
Viết về người bà cùng những kí ức tuổi thơ, gắn liền với địa danh, thân thiết của quê hương, trong niềm thương tiếc, ân hận, xót xa muộn màng của người cháu nay đã trưởng thành. Bài thơ không chỉ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước, yêu những người thân mà đặc biệt còn mang lại giá trị thức tỉnh rất nhân bản.
Tuổi thơ và hồi ức dường như là một niềm xúc cảm đau đáu trong thơ Nguyễn Duy. Trong bài thơ “ánh trăng” ngày chiến thắng trở về thành thị, nhanh chóng thích nghi với cuộc sống đầy đủ tiện nghi vô tình lãng quên quá khứ gian khổ và nghĩa tình như một hình ảnh, một khoảnh khắc bất chợt của ánh trăng soi sáng khi thành phố mất điện đã bật thức trong anh bao nỗi niềm, bắt đầu là kí ức trong veo của đứa trẻ đồng quê lớn lên với thiên nhiên phóng khoáng và tiếc lại niềm xám hối chân thành còn quá khứ.
Còn ở đây kí ức của một thời tuổi nhỏ được tái hiện qua một anh bộ đội khi đã trưởng thành, nghĩ về người bà đã mất của mình, tuổi nhỏ ấy được tái hiện chân thật và xúc động bởi nó chạm đến hồi ức và quan niệm một thời của hầu như hết thảy mọi người. lòng yêu thương những người ruột thịt bao giờ cũng là thước đo quan trọng nhất cho lòng nhân ái của con người.
“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”
Kí ức hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ, rất sống động, rưng rưng cảm xúc, vừa riêng tư, vừa gần gũi với mọi người. một cậu bé sống ở làng quê, cuộc sống ấy nhiều mơ mộng và bình yên qua cảm nhận của cậu nhưng nó lại rất giản dị và đẹp đẽ. Cậu say mê những trò chơi con trẻ: bắt chim, níu váy bà đi chợ, trốn tìm, chỉ với 4 câu thơ nhỏ mà đong đầy kỉ niệm của một thời hồn nhiên, tinh nghịch và ngây thơ.
Hình ảnh cậu bé quê vừa có nét gì rất riêng trong hoàn cảnh của nhà thơ vừa khiến người đọc thương mến bởi sự hồn nhiên, ngồ ngộ của cậu bé, đặc biệt câu mê nhân vật thánh thần như chơi đền cây thị,…ấn tượng sâu đậm nhất của cậu là hương trầm, hương huệ.
“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.”
Những địa danh được nhắc tới trong bài thơ: “Đò Lèn, đồng Quan, chè xanh Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao”. Tưởng chỉ là phép liệt kê đơn giản những miền đất quê hương Thanh Hóa nhưng nhà thơ đã thổi hồn cho nó, khiến hình ảnh thân thương của quê hương hiện lên mang theo biết bao tình quê và hoài niệm, “đi vào cái nhỏ nhoi đời thường mà mang lại cái cao quý”. Kí ức chính là một điều kiện để thấu hiểu và gắn bó, các địa danh được nhắc tới với mật độ dày đặc, nơi nào cũng in dấu những kí ức của tuổi thơ.
Kí ức cũng mang hình bóng người bà đó chính là sợi dây nối quá khứ với hiện, nối những con người hôm nay với những người đã khuất, nối cả cá nhân với cội rễ. Có thể nói đó là sự gợi nhắc nhỏ nhẹ và thấm thía. Trong cảm hứng về cội nguồn, trong nỗi niềm thương nhớ thì có thể nói đây chính là nét đẹp trong cảm xúc thơ Nguyễn Duy:
“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật thánh thần
cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm.
Bom Mỹ giội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn!
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!”
Dù nói về đề tài gì trong cách nhìn mới mẻ của nhà thơ về chính mình là sự hồn nhiên, chân thật, không thi vị hóa hay tô hồng cuộc sống, chính hình đó đã làm cho hình ảnh thơ rất đỗi gần gũi và tạo nhiều xúc động trong lòng bạn đọc.
Trong vô vàn những kí ức tuổi thơ thì hình ảnh đọng lại với rất nhiều những nỗi niềm, đó là cuộc đời lam lũ, tần tảo, âm thầm với muôn nghìn vất vả để nuôi dạy đứa cháu hiếu động, nghịch ngợm, ta cũng không thấy gì lạ về những người mẹ, người bà Việt Nam như thế nhưng đi vào thơ Nguyễn Duy lại xúc động lòng người và có sức ám ảnh đến vậy, bởi tính chân thực của đời sống và cái nhìn trìu mến, pha chút xót xa, hối hận của người cháu khi đã trưởng thành. Cuộc đời thực của bà được nhà thơ gửi lại trong bài thơ.