Bài văn phân tích "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" số 10 - 12 Bài văn phân tích "Những trò lố hay nhất là Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc
Khi còn ở bên Pháp, Bác của chúng ta viết nhiều truyện ngắn. Trong đó có chuyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”. Nội dung tư tưởng của câu chuyện chủ yếu được thể hiện qua câu trò chuyện giữa tên Toàn quyền Đông Dương và nhà cách mạng. Và đặc biệt trong cuộc trò chuyện ...
Khi còn ở bên Pháp, Bác của chúng ta viết nhiều truyện ngắn. Trong đó có chuyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”. Nội dung tư tưởng của câu chuyện chủ yếu được thể hiện qua câu trò chuyện giữa tên Toàn quyền Đông Dương và nhà cách mạng. Và đặc biệt trong cuộc trò chuyện đầy miễn cưỡng này, sự im lặng của Phan Bội Châu đã làm cho nội dung tác phẩm mang ý nghĩa sâu sắc nhiều hơn.
Va-ren là người Pháp, hắn được Chính phủ cử sang làm Toàn quyền ở xứ Đông Dương. Để lấy lòng quần chúng và để yên vị với chức vụ mới của mình, Va-ren hứa sẽ đem lại tự do cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Câu chuyện của Nguyễn Ái Quốc xoay quanh nội dung như thế. Và tất nhiên, nó chỉ là một câu chuyện bịa. Nhà văn tưởng tượng ra câu chuyện để lật tẩy bộ mặt của Va-ren và cũng là để ca ngợi nhân cách của một con người – nhà yêu nước họ Phan. Cao trào của câu chuyện bắt đầu khi nhà văn để cho hai nhân vật chính diện với nhau. Tên toàn quyền thì cứ khua môi múa mép, hết sức “tỏ bày” mong thuyết phục được nhà cách mạng của chúng ta. Ngược lại Phan Bội Châu cứng rắn, lặng thinh và nếu có thể coi đó là một hành động phản ứng lại thì cũng chỉ là một nhếch ria mép mà thôi.
Sự im lặng của Phan Bội Châu là một sự im lặng đầy ý nghĩa. Bởi trước hết, biết nói gì đây khi cuộc trạm chán lại là giữa hai con người hoàn toàn đối ngược nhau về bản chất. Một con người đã phản bội lại giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ta khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình. Còn ở phía bên kia là “con người đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cưóp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn bị lũ này săn đuổi..”. Trong hoàn cảnh ấy, giả sử Phan Bội Châu có cất lên lời thì e sẽ có một cuộc cãi vã lớn xảy ra, và có khi còn kèm theo những lời nhại báng và văng tục. Trong hoàn cảnh ấy có lẽ im lặng là cách tốt nhất để không bị nhơ bẩn cái nhân cách của chính mình.
Cũng còn lý do khác khiến nhà chí sĩ yêu nước của chúng ta im lặng. Chúng ta hãy nghe lại những lời hùng biện của Va-ren: cũng thấy hắn nhắc đến tự do nhưng đó lại là một cuộc tự do “đổi chác”, Phan Bội Châu muốn được tự do ư? Điều ấy không khó. Thế nhưng muốn được như vậy “ông lấy danh dự hứa với tôi là sẽ trung thành với nước Pháp, hãy cộng tác, hãy hợp lực với nước Pháp để tiến hành ở Đông Dương một sự nghiệp khai hóa và công lý”. Ôi! một người có thể hy sinh cả cuộc đời để mong những điều tốt đẹp cho xứ sở Đông Dương mà lại bắt tay với ke thù xâm lược hay sao? Điều ấy rõ ràng là không thể.
Như vậy sự im lặng của Phan Bội Châu thực sự đã và đang là câu trả lời kiên quyết nhất. Nó phủ định tất cả những lời ngoa ngôn xảo quyệt của Va-ren. Nó là lời đáp trả thông minh vươn hơn hẳn về nhân cách của một con người ngang tàng đầy khí phách. Cách ứng xử ấy cũng cho ta thấy lòng yêu nước thủy chung son sắt của một con người trọn đời gắn bó với đất nước, quê hương.