31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" số 4 - 7 Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Ca

Nam Cao là một nhà văn xuất sắc đầu thế kỷ XX của nước ta. Những tác phẩm của ông đều gắn liền với hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, những người dân chân thành mộc mạc, nhưng bị dòng đời xô đẩy đến bước đường cùng không có lối thoát. Truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm hay ...

Nam Cao là một nhà văn xuất sắc đầu thế kỷ XX của nước ta. Những tác phẩm của ông đều gắn liền với hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, những người dân chân thành mộc mạc, nhưng bị dòng đời xô đẩy đến bước đường cùng không có lối thoát. Truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm hay trong đó Nam Cao đã vô cùng thành công khi dùng tấm lòng nhân hậu của mình để đồng cảm với số phận nhân vật của mình.


Trong tác phẩm Lão Hạc nhân vật của ông xuất hiện là một ông lão khắc khổ. Lão góa vợ từ rất sớm thằng con trai duy nhất bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Một nơi nổi tiếng là khổ cực "cao su đi dễ khó về, khi đi trai tráng khi về bủng beo". Lão sống một mình cô đơn trong ngôi nhà rách nát trên mảnh vườn ông cha để lại. Lão không có ai bầu bạn, không có người thân nào ngoại trừ con chó Vàng. Nó vừa là người thân, vừa là người bạn tâm giao tri kỷ của lão.


Lão thương con chó Vàng vô cùng lão ăn gì thì nó ăn đấy. Lão yêu thương chăm sóc nó như con trai mình vậy. Lão thường tâm sự với nó về con trai mình. Trong từng lời tâm sự của lão đều chứa một nỗi lòng ấp ủ của người cha vô cùng thương con. Tuy sống cảnh bần hàn nghèo đói, nhưng Lão Hạc lại là người vô cùng đạo đức. Lão không vì nghèo khổ mà để cho nhân phẩm của mình bị ăn mòn, đó chính là cái đáng quý của người nông dân Việt Nam. Đồng thời cũng là sự nhân đạo của tác giả Nam Cao dành cho nhân vật của mình.


Những nhân vật khác trong tác phẩm Lão Hạc hầu hết cũng là người có tình nghĩa, giàu lòng thương. Tình phụ tử mà lão dành cho con trai là thứ tình cảm thiêng liêng, đặc biệt nhất đã làm nên tấm bi kịch của cuộc đời lão. Khi gia đình Bá Kiến có âm mưu mua lại mảnh vườn của Lão Hạc để mở rộng vườn nhà mình. Nhưng lão kiên quyết không bán. Lão muốn để dành mảnh vườn cho con trai mình sau này lấy vợ có mảnh đất cắm rùi. Lão có chết đói cũng không bao giờ bán đi mảnh vườn đó.


Không mua được bọn chức tước quyền hành tìm cách ép lão, vu oan cho lão để bắt lão phải gán nợ mảnh đất đổi lấy mạng sống của mình. Người nông dân khốn khổ. Một người cha thương con vô bờ bến, lão thà chết chứ không thể làm mất mảnh đất, thứ tài sản duy nhất lão có thể để dành cho con trai mình. Lão lựa chọn cái chết. Một quyết định cực kỳ nhân văn cao cả, nhưng cũng là kết thúc bị thảm khiến người đọc không thể ngừng rơi nước mắt.


Sống trong đói nghèo, những người đàn ông đó không để cho sự nghèo khổ làm cho mình trở nên mất phẩm chất, hèn mọn. Lão luôn ngẩng cao đầu sống lương thiện, chân chính ngay thẳng. Đến lúc chết lão cũng thể hiện sự chu đáo của mình khi nhất quyết không làm phiền hàng xóm.


Lão sang gặp ông giáo Thứ hàng xóm cũng là người có học thức hiểu biết và nhân hậu, người thân tình tâm giao của lão để gửi lại giấy tờ nhà. Một ít tiền lão chắt bóp dành dụm bao năm cho con trai lão lấy vợ. Rồi còn một ít tiền khác lão dặn khi nào lão nằm xuống thì lấy tiền đó làm ma cho lão.Lão không muốn làm phiền hàng xóm, khi lão đã ra đi vì lão biết mọi người đều nghèo khổ khó khăn cả.


Tác giả Nam Cao đã vô cùng thành công khi khắc họa nhân vật lão hạc vô cùng đáng thương nhưng cũng vô cùng cao thượng thể hiện sự nhân văn nhân đạo của tác giả khi đồng cảm với số phận nhân vật của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0