Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" số 8 - 10 Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" của Ngô Sĩ Liên
Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả Ngô Sĩ Liên, tác phẩm đã ghi chép chân thực về các nhân vật lịch sử thông qua những câu chuyện cụ thể, mang đến những ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả. Chân dung và tính cách của các nhân vật lịch sử hiện lên rõ nét trong tác ...
Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả Ngô Sĩ Liên, tác phẩm đã ghi chép chân thực về các nhân vật lịch sử thông qua những câu chuyện cụ thể, mang đến những ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả. Chân dung và tính cách của các nhân vật lịch sử hiện lên rõ nét trong tác phẩm. Trích đoạn “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là người tướng lĩnh tài ba, mưu lược, một người anh hùng nổi tiếng trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Ông từng có những đóng góp quan trọng để làm nên chiến thắng chống quân Nguyên Mông lừng lẫy, ở tư cách một vị quan triều thần, Trần Quốc Tuấn là trụ cột của nhà Trần. Với những công lao và đóng góp to lớn của mình, sau khi mất, Trần Quốc Tuấn được nhân dân thần thánh hóa và được lập đền thờ cúng ở nhiều nơi. Có những vần thơ về công lao của Trần Quốc Tuấn như sau:
“Trần Quốc Tuấn Hưng Đạo Đại Vương
Chiến công hiển hách rạng ngàn phương
Cứu dân một kiếp xây giềng mối
Dẹp giặc ba lần giữ kỷ cương”
Trong đoạn trích này, tác giả Ngô Sĩ Liên đã xây dựng hình tượng của Trần Quốc Tuấn là một con người hết lòng vì triều đại, một người anh hùng văn võ toàn tài. Nhà văn đã dựng lên những câu chuyện mà Trần Hưng Đạo cư xử với vua Trần cũng như những tướng lĩnh và những người dưới trướng của mình đã thể hiện được những phẩm chất quý báu trong con người ông.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được đặt trong nhiều mối quan hệ và nhiều tình huống mang tính thử thách khác nhau, qua những tình huống đã đã thể hiện được tính cách, phẩm chất của ông. Tác giả Ngô Sĩ Liên đã rất thành công khi miêu tả nhân vật thông qua những chi tiết chọn lọc, mang đến những ấn tượng sâu sắc cho độc giả. Mở đầu đoạn trích, tác giả Ngô Sĩ Liên đã trình bày một hiện tượng xấu mang điềm báo không tốt, đó là: Tháng 6, ngày 24, sao sa. Trong quan niệm của người xưa thì giữa trời đất và con người luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hiện tượng sao sa là một điềm báo xấu, và điềm báo này đã ứng với việc Hưng Đạo Vương lâm bệnh.
Với cách kể chuyện mạch lạc,minh triết, tác giả Ngô Sĩ Liên làm cho người đọc, người nghe hình dung chân thực về nhân vật Trần Quốc Tuấn, công lao cũng như sự nghiệp của ông. Trong những phẩm chất tốt đẹp của Trần Quốc Tuấn, phẩm chất nổi bật nhất là tấm lòng trung quân ái quốc. Cả đời Trần Quốc Tuấn đã cống hiến tài năng và sức lực cho đất nước, thể hiện được tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm sâu sắc với dân tộc, điều này được thể hiện cụ thể qua chi tiết vua Trần hỏi về việc đánh giặc, Trần Quốc Tuấn đã hiến cho nhà vua những kế sách sáng suốt.
Sau khi đã bày ra những kế sách đánh giặc, Hưng Đạo Vương đã khẳng định việc trị nước là một công việc vô cùng khó khăn, phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do vậy, tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà nhà vua có thể đưa ra những kế sách phù hợp. Theo Trần Quốc Tuấn, khi đánh giặc có thể áp dụng chính sách vườn không nhà trống, đồng thời phải biết trọng dụng những con người hiền tài, tiến hành đoàn kết nhân dân để tạo sức mạnh tổng hợp có thể đánh đuổi ngoại xâm.
Câu trả lời của Hưng Đạo Vương đối với vua Trần không chỉ đưa ra được những kế sách hữu ích mà còn thể hiện được tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của một người anh hùng thiên tài. Trong những kế sách chống giặc, Trần Quốc Tuấn cũng nhấn mạnh vào việc đoàn kết nhân dân, đề cao tư tưởng thân dân. Đây là một tư tưởng đúng đắn, thể hiện trí tuệ hơn người. Gặp gỡ trong tư tưởng thân dân, trong tác phẩm Bình ngô đại cáo tác giả Nguyễn Trãi cũng đã từng viết:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Qua những lời phân tích của Trần Quốc Tuấn với nhà vua về mối quan hệ của ta và địch, về những đối sách chống giặc cũng như việc đề cao tinh thần đoàn kết nhân dân đã thể hiện được tài năng hơn người của nhà chính trị kiệt xuất.
Để mở rộng cái nhìn của người đọc, người nghe với nhân vật, tác giả đã giới thiệu cụ thể về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh Vương, ngay từ khi mới sinh ra ông đã được thầy tướng nhận định mai sau sẽ là một con người kiệt xuất, dung mạo, tài năng hơn người.
Tấm lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn cũng được đặt trong nhiều hoàn cảnh mang tính thử thách khác nhau. An Sinh Vương và vua Trần vốn có mối hiềm khích khó hòa giải, trước khi mất, An Sinh Vương đã gọi Trần Quốc Tuấn vào và dặn dò phải giành lại thiên hạ, như vậy dưới suối vàng ông mới có thể nhắm mắt. Trần Quốc Tuấn tuy đồng ý với cha nhưng lòng lại không cho là phải.
Dù bị đặt vào tình thế buộc phải lựa chọn giữa trung và hiếu thì Trần Quốc Tuấn đã quyết định chọn trung lên trên chữ hiếu, đặt vận mệnh quốc gia lên trên tình cảm của cá nhân. Trần Quốc Tuấn đã thử thách những người con và những người thân cận của mình về lời dặn dò của An Sinh Vương để qua đó đánh giá về những người thân cận bên mình. Trước những lời nói của Yết Kiêu, Dã Tượng ông đã cảm động đến khóc, câu trả lời của Hưng Vũ Vương ông ngầm cho là phải. Đến người con trai Vương Quốc Tảng ông đã tức giận và định trị tội vì nói những lời phản nghịch.
Thông qua nhiều tình huống, tác giả Ngô Đình Liên đã xây dựng hìn tượng người anh hùng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn thật đáng quý, đó là con người dành cả cuộc đời cho dân, cho nước.