Bài văn phân tích đoạn trích "Thề nguyền" số 7 - 10 Bài văn phân tích đoạn trích "Thề nguyền" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
Sau cuộc du xuân, Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau., Kim thuê trọ ở gần nhà Kiều. Một hôm, nhân lúc cả gai đình đi mừng thọ bên ngoại, Thúy Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng, hai người tình tự với nhau đến tối. Trở về nhà nhưng gia đình chưa về, Kiều lại buông rèm sang nhà Kim Trọng ...
Sau cuộc du xuân, Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau., Kim thuê trọ ở gần nhà Kiều. Một hôm, nhân lúc cả gai đình đi mừng thọ bên ngoại, Thúy Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng, hai người tình tự với nhau đến tối. Trở về nhà nhưng gia đình chưa về, Kiều lại buông rèm sang nhà Kim Trọng lần hai. Họ cùng nhau hứa hẹn chung thủy suốt đời. “Thề nguyền” là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho tình yêu trong sách, thủy chung mà không kém phần bạo dạn của Thúy Kiều - một cô gái trong xã hội phong kiến, sẵn sàng vượt những hủ tục để có được tình yêu với Kim Trọng. Mở đầu đoạn trích với cảnh Thúy Kiều lén sang gặp Kim Trọng lần hai khi thấy cha mẹ chưa về:
“Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia
Một tường tuyết trở sương che
Tin xuân đâu dễ đi về cho năng
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”
Kiều đi tìm gặp Kim Trọng, Nàng với những bước chân nhanh nhẹn “xăm xăm”, can đảm đến bên nhân tình cùng nhau xướng họa văn thơ, tâm sự bầu bạn. Quả thật trong xã hội phong kiến xưa, nhưng hủ tục trói buộc con người, tạo ra một bức tường ngắn cách tình yêu đôi lứa, nhưng Kiều một cô gái có trái tim bồng bột ngây thơ, với sự táo bạo, chủ động trong tình yêu, thê nguyền với người mình yêu khi không có sự cho phép của cha mẹ mình cho thấy trong nàng có khao khát một tình yêu tự do, chính đáng, một tình cảm mãnh liệt với Kim Trọng đồng thời, nàng đang vì chính mình tranh đua với thời gian, định mệnh để tìm kiếm hạnh phúc.
Theo từng bước đi đó của Thúy Kiều là tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du, mở rộng danh giới tình cảm cho nhân vật. Nàng cứ thế bước đi trong vườn khuya, dần lạc vào ảo mộng. Còn với Kim Trọng thì khoảnh khắc lúc này đáng quý hơn bao giờ hết, bởi vì sau bao ngày tháng mong ngóng chờ đợi giờ đây được gặp trực tiếp, được giãi bày tâm sự cùng nàng:
“Sinh vừa tựa án thiu thiu
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê
Tiếng sen sẽ động giấc hòe
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần
Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng”
Nguyễn Du đã dùng hình ảnh ước lệ “tiếng sen” để nói về từng bước chân nhẹ nhàng của Thúy Kiều giữa lúc chàng Kim đang nửa tỉnh, nửa mê, luyến tiếc khi nàng Kiều quay trở về nhà sau lần gặp gỡ thứ nhất. Thế rồi nàng Kiều bất chợt quay lại khiến tâm trạng chàng bâng khuâng, xao xuyến tưởng chừng như còn mơ màng trong giấc mộng đêm xuân.
Nguyễn Du đã mượn điển tích “đỉnh Giáp non thần” vua nước Sở nằm mơ thấy thần nữ núi Vu Giáp trong điển tích của văn học cổ Trung Quốc, để thể hiện sự trân trọng của chàng khi người đẹp đến. Sức mạnh của tình yêu đã thôi thúc nàng Kiều hành động, nàng đã sống thực với những cảm xúc và mong muốn của mình. Tuy có hành động táo bạo nhưng Thúy Kiều không đi qua xa giới hạn, nàng cũng có những biện minh cho hành động có vẻ nông nổi của mình:
“Nàng rằng: Khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa
Bây giờ đỏ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”
“Khoảng vắng đêm trường” gợi một khoảng không gian thời gian trong tâm trí rợn ngợp mà nàng phải vượt qua để tới gặp Kim Trọng. “Vì hoa” ở đây tức chỉ Kim Trọng, một con người tài hoa, phong nhã khiến nàng yêu say đắm sau lần gặp đầu tiên, chính tình yêu ấy đã thôi thúc nàng vượt bao nhiêu định kiến để đến gặp mặt, giãi bày. Thúy Kiều ngay từ khi còn sống trong cảnh êm đềm chướng rủ màn che đã luôn có những sự cảm không lành về một tương lai nhiều biến cố, đau khổ.
Dù tình yêu đang ở lúc nồng nàn, say đắm nhất thì nàng luôn lo lắng liệu đó có phải giấc chiêm bao, mọi thứ phải chăng rồi sẽ tan biến. Hành động vội vã của nàng như muốn tranh thủ từng phút giây hạnh phúc được ở bên người mình yêu. Sau những lời giãi bày của Kiều, Kim Trọng cùng nàng vào trong phòng, nhanh chóng đốt trầm hương thơm thoảng, thắp thêm đèn tỏa ánh sáng ấm áp, chàng lấy tờ giấy hoa ra viết lời thề, cắt tóc chia thành hai phần đặt lên án thư, trao đổi vật tin. Dưới sự chứng dám của vầng trăng:
“Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm rác một chữ đồng đến xương”
Buổi thề nguyền ngắn gọn, vội vàng nhưng đầy đủ nghi thức: tiên thề, tóc mây, dao vàng, vầng trăng và lời thề nguyền. Trong buổi thề nguyền ấy, Thúy Kiều đã trao cho Kim Trọng tóc mây, đây không chỉ là nghi thức hẹn ước mà còn thể hiện được tình cảm sâu sắc mà Thúy Kiều trao cho Kim Trọng. Với nhiều hình ảnh ước lệ cùng điển cố, điển tích, Nguyễn Du đã khắc họa ra một không gian thề nguyền lãng mạn, thơ mộng, mà ở đó vầng trăng là nhân chứng cho mối tình son sắt của hai người.
Chỉ bằng một đoạn thơ ngắn nhưng Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy tình yêu lãng mạn, tuyệt đẹp của Kim Trọng và Thúy Kiều cùng lời thề nguyền, hẹn ước của họ dưới khung cảnh thơ mộng, huyền ảo. Thông qua tình yêu của hai người, Nguyễn Du thể hiện được tư tương nhân đạo của mình, yêu thương và trân trọng hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.