31/03/2021, 15:29

Bài văn phân tích đoạn trích "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du số 10 - 10 Bài văn phân tích đoạn trích "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du hay nhất

Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc với nhiều đời làm quan. Ông học rộng tài cao là một nhà nho chân chính và còn là một đại thi hào lớn của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm Truyện Kiều của nguyễn Du không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vươn xa ra thế giới. ...

Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc với nhiều đời làm quan. Ông học rộng tài cao là một nhà nho chân chính và còn là một đại thi hào lớn của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm Truyện Kiều của nguyễn Du không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vươn xa ra thế giới. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” thuộc phần đầu Truyện Kiều miêu tả cảnh ngày xuân và cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân.


“Cảnh ngày xuân” chính là bức tranh mùa xuân sinh động và đặc sắc với đầy đủ âm thanh, ánh sáng,.. mà Nguyễn Du thể hiện sinh động trong Truyện Kiều. Ngày xuân ấy làm con người ta phơi phới được thể hiện qua bưc tranh thiên nhiên ngày xuân


“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”


Ngày xuân chim chóc muôn loài cũng nô nức bay lượn. Và con chim én là loài chim đại diện mùa xuân cungc không ngoại lệ. Chim én bay đi bay lại như thoi đưa. Câu thơ vừa tả cảnh, vừa ngụ ý ngày xuân qua nhanh quá. Ngoài ra Nguyễn Du còn tài năng trong việc sử dụng những từ ngữ miêu tả như: “thiều quang”,”cỏ non”,”cành lê trắng”,…


Từ những từ ngữ gợi tả mà Nguyễn Du đã phát họa nên một khung cảnh xuân khiến bao người mê mẩn thèm thuồng được một lần chim ngưỡng. Một ánh sáng chói lóa, một bầu trời xuân xanh ngát, một vài bông hoa nhẹ nhẹ đông đưa. Ôi! Khung cảnh ấy làm người ta say đắm! Từ đó tạo nên một bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống.



Cảnh thiên nhiên vừa đẹp vừa thơ mộng vừa tràn đầy sức sống như thế ấy. Và phong cảnh lễ hội trong tiết thanh minh cũng nhộn nhộn nhịp không kém. Tấp nập người nô đùa qua lại góp phần cho tiết thanh minh không đơn độc lạnh lẽo như mọi người thường nghĩ.


“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”


Nhắc đến ngày tiết thanh minh không thể nào không nhắc đến hai lễ hội: “tảo mộ”,”đạp thanh”. Hai lễ hội thể hiện sự nghiêm trang long trọng của cảnh ngày xuân mà đặc biệt là tiết thanh minh. Nguyễn Du sử dụng những động từ tính từ để thể hiện hành động của những người đi chơi hội cũng rất náo nhiệt và tấp nập.


Bên cạnh đó Nguyễn Du còn sử dụng từ ngữ gợi tả “yến anh”-chỉ loài chim én, chim oanh về mùa xuân thường ríu rít bay từng đàn, đây là ngụ ý cảnh người người tấp nập đi chơi xuân. Làm nổi bật không khí rất rộn ràng nhộn nhịp và đông vui.


“Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”


Ngày tết qua ngòi bút của Nguyễn Du là “dập dìu tài tử giai nhân”. Trai tài gái sắc yêu nhau chỉ mong đến ngày xuân để có dịp đi chơi cùng nhau. Đó cũng là lẽ thường tình. Ai ai cũng muốn sắm sửa quần áo thật đẹp thật lộng lẫy để đi trẩy hội mà chính vì thế Nguyễn Du sử dụng cụm từ gợi tả”áo quần như nêm”.


Người người đi lại tấp nập chật cứng như nêm. Lo sắm sửa bản thân nhưng cũng không quên thể hiện lòng thành đối với người đã khuất “thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”. Đây là hành dộng tâm linh thể hiện tấm lòng đối với người đã khuất. Qua ngòi bút uyên bác của Nguyễn Du khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh rộn ràng nhộn nhịp, người người đông vui, thiên nhiên tươi sáng trong lành và bầu trời xanh cao.


Tiệc vui nào cũng đến lúc tàn, cảnh tàn tiệc ấy luôn gợi cho người ta cảm giá hụt hẫng và buồn bã. Phần cuối đoạn trích chính là cảnh chị em Thúy Kiều vui xuân trở về.


“Tà tà bóng ngã về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”


Việc dùng từ láy “tà tà” nhằm gợi tả và nhấn mạnh một buổi chiều tà. Buổi chiều ấy, đâu bao giờ để diễn tả niềm vui mà đặc biệt là lúc con người ta đang háo hức du xuân thế này. Đoạn cuối là đoạn thơ mà Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ láy như:” thanh thanh”,”nao nao”nho nhỏ”,… đó đều là những từ láy thể hiện tâm trạng cảm xúc thầm kín và sâu sắc của Thúy Kiều.


Chân trời cảnh sắc xuân mà lòng buồn mang mác. Hay đó là điềm dự báo trước mà Nguyễn Du đặc biệt ưu ái dành cho Thúy kiều. Dự cảm về một người con gái đẹp, tài năng nhưng bạc phận. Màu “thanh thanh” là một màu sắc trầm buồn mà ở đây Nguyễn Du đặc biệt miêu tả cũng rất ấn tượng.


“Nao nao dòng nước” cũng đầy tâm trạng, mượn cảnh tả tình là thế ấy, mượn cảnh thiên nhiên để nói lên cảm xúc con người. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh rộn ràng nhộn nhịp người qua lại. Nhưng đâu đó trong thâm tâm Thúy Kiều vẫn chất chứa nỗi tâm sự thầm kín về dự cảm số phận của bản thân nàng.


Qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du đã cho thấy được tài năng miêu tả thiên nhiên và nội tâm nhân vật rất đặc sắc của nhà văn. Sử dụng nhiều từ láy, hình ảnh gợi tả giàu chất tạo hình làm nổi bật cảnh ngày xuân đầy màu sắc sinh động tươi mới. Từ đó thấy được bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp đầy sức sống mà cũng chất chứa nhiều tâm trạng mà Nguyễn Du thể hiện ở phần đầu tác phẩm Truyện Kiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0