31/03/2021, 15:36

Bài văn phân tích bài thơ "Vận nước" (Quốc tộ) số 7 - 8 Bài văn phân tích bài thơ "Vận nước" (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận lớp 10 hay nhất

Đỗ Pháp Thuận là một trong những nhà thơ đi đầu trong phong trào yêu nước, khát vọng giành độc lập tiêu biểu của dân tộc. Tiêu biểu trong đó có bài thơ Quốc Tộ được tác giả viết vào năm 981 sau khi trả lời kế sách bình thiên hạ cùng với Lê Đại thành. Mở đầu bài thơ của mình, tác ...

Đỗ Pháp Thuận là một trong những nhà thơ đi đầu trong phong trào yêu nước, khát vọng giành độc lập tiêu biểu của dân tộc. Tiêu biểu trong đó có bài thơ Quốc Tộ được tác giả viết vào năm 981 sau khi trả lời kế sách bình thiên hạ cùng với Lê Đại thành.


Mở đầu bài thơ của mình, tác giả đã dùng lối nghệ thuật so sánh với câu: “Quốc tộ như đằng lạc”, từ “Quốc tộ” ở đây chính là việc nước, lúc đó chúng ta thường nghĩ đến những kế sách để dựng nước, bảo vệ tổ quốc của mình. Những trí tuệ sáng tạo được đưa ra bởi những người được xem là hiền tài của đất nước, tác giả đã sử dụng những câu thơ để so sánh làm tăng thêm độ cứng cũng như chất thép cho câu thơ tác giả muốn nói đến.


Việc nước mang một ý nghĩa khái quát như là cái cách mà chúng ta vẫn thường đối nhân xử thế, hay cái cách mà chúng ta dùng để trong đối nội đối ngoại với các nước láng giềng. Để có thể chăm sóc cho những người dân khi mà đất nước đang còn có một nền tảng về quốc phòng, quân sự còn quá non yếu.


Nó chẳng phải chỉ có ý nghĩa cho sự vững bền, dài lâu hay phát triển một cách thịnh vượng. Tâm trạng của tác giả chính là tiếng nói của từng con người trong từng thời đại khác nhau. Mang một tấm lòng yêu nước với khát khao làm cho đất nước cùng dân chúng luôn được sống trong cảnh ấm no thịnh vượng:


“Quốc lộ như đằng lạc

Nam thiên lí thái bình”

Tạm dịch:

“Vận nước như dây mây leo quấn quýt

Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình.”


Đây như là một lời tuyên ngôn mục đích, là khát vọng cho hòa bình của tác giả đối với vận mệnh chung của đất nước, nói đến quá trình đánh cho giặc tan rã và giành độc lập dân tộc đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới, đất nước thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc:


“Giặc than muôn thủa thăng bình

Bởi đâu đất hiểm cốt hình đức cao“


Có lẽ rằng đây chính là bài ca của sự hòa bình, những mong muốn có thể đánh đuổi được bọn giặc ngoại xâm để giành độc lập về cho dân tộc, muốn cho dân chúng có thể chung sống và được hưởng thái bình, có cuộc sống bình yên, đất nước được tự do sẽ không có cảnh tang thương, nước mất nhà tan sự bi thương của những lần tàn phá. Vì vậy, các vua quan cần đưa ra những giải pháp cũng như những hành động cụ thể để thể hiện lên những trách nhiệm và vai trò của vua tôi đối với dân chúng của một đất nước đang trong thời kì loạn lạc.


“Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh”


Qua câu thơ trên tác giả muốn tỏ rõ là một thái độ sống phù hợp với tự nhiên, không làm trái với những quy luật của tự nhiên và xã hội. Từ "vô vi" ở đây có nghĩa là không làm gì cả mà nó có nghĩa sâu hơn đó là thuận theo tự nhiên và không làm trái ý nó.


Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa là khuyên răn dạy bảo cho những con người về cách sống hợp với quy luật của tự nhiên, trách nhiệm của người làm vua là phải không ngừng tu nhân tích đức, phải có sức cảm hóa thì mới làm cho dân chúng phục và lấy làm noi theo.


Đức sáng thì tâm mới quy, phải có một tâm hồn thánh thiện và đức tính tốt đẹp cao cả thì dân chúng mới có thể quy phục, mới thu hút và chiếm được lòng dân, nhà vua phải là người luôn hiểu được lòng dân, phải lấy dân làm gốc rễ phát triển đất nước. Phải có một thái độ ứng xử với dân hợp lý, hợp tình, thường xuyên bám sát vào đời sống nhân dân thì mới hiểu được những mong muốn cũng như những khó khăn mà người dân đang từng ngày phải gánh chịu.


Những điều trên phải là chân lý để nhà vua lấy làm tiền đề để cai trị đất nước, có như thế thì đất nước mới phát triển, vua tôi mới có thể đồng lòng cùng chung tay để xây dựng và cai trị đất nước theo một quy luật nhân quả đó. Điều mà tác giả đang muốn nhắc tới trong câu thơ này đó chính là khát vọng giành độc lập, tự do cho nhân dân, điều này sẽ thực sự khả thi khi mà dân chúng đoàn kết và cùng nhau chung sức để đánh đuổi giặc ngoại xâm và vua luôn phải là một tấm gương sáng và đi đầu trong phong trào chống giặc ngoại xâm giải phóng đất nước.


Bài thơ là tấm gương sáng để chúng ta có thể nhận thức được sự đúng đắn cũng như tầm quan trọng của tự do với một đất nước là niềm tin vững chắc lấy kế sách lấy sự hòa bình, bảo toàn lãnh thổ và làm yên lòng dân làm trọng yếu để bảo vệ tổ quốc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0