31/03/2021, 15:36

Bài văn chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân số 5 - 10 Bài văn chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân (lớp 7) hay nhất

Thói quen xấu, lúc đầu chỉ như một người khách qua đường, về sau trở thành một người bạn trong nhà và cuối cùng là một ông chủ nhà khó tính. Những thói quen xấu nếu không được khắc phục sẽ để lại những hậu quả to lớn. Bởi vậy mà, nói dối rất có hại cho bản thân.Nói dối là khi bạn nói ...

Thói quen xấu, lúc đầu chỉ như một người khách qua đường, về sau trở thành một người bạn trong nhà và cuối cùng là một ông chủ nhà khó tính. Những thói quen xấu nếu không được khắc phục sẽ để lại những hậu quả to lớn. Bởi vậy mà, nói dối rất có hại cho bản thân.Nói dối là khi bạn nói sai sự thật, che giấu những việc mình đã làm hoặc thậm chí là đổ lỗi cho người khác.


Người ta thường hay nói dối khi đó là một việc làm sai trái và sợ bị trách phạt. Thói quen nói dối ấy, ta gặp rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Một đứa trẻ nói dối mẹ để đi chơi, một học sinh nói dối cô giáo để che đậy việc không làm bài tập. Không chỉ có trẻ con, người lớn cũng mắc phải tật xấu này. Ta vẫn gặp trong xã hội những người làm sai mà không chịu nhận lỗi, quan chức tham nhũng nhưng lại lừa dối nhân dân, cha mẹ dùng tiền để mua điểm cho con nhưng lại dối trá cả dư luận. Những trường hợp như vậy, ta không phải la hiếm gặp.


Vậy nói dối liệu có hại gì cho bản thân?Nói dối trước hết tạo cho bản thân thành một thói quen xấu. Lần đầu tiên nói dối, ta còn thấy ngượng ngùng xấu hổ. Nhưng khi đã đến lần thứ hai thứ ba, ta trở nên chai lì, ta thấy nói dối là một điều dĩ nhiên. Rất nhiều những đứa trẻ đã bị huỷ hoại cả tâm hồn chỉ vì tật xấu này. Bởi sau này, nói đôi hình thành nên một nhân cách xấu, bởi trẻ đã quen với việc không trung thực. Lâu dài hơn, một xã hội mà đạo đức bị suy thoái, thì dù kinh tế có mạnh đến đâu cũng không thể bền vững. Hay nói cách khác, thói quen nói dối chính là liều thuốc nổ phá huỷ cuộc sống mỗi người sau này.


Nói dối còn có hại cho bản thân, vì nó làm ta mất đi sự tin tưởng của người đối diện. Một lần bất tín, vạn lần bất tin. Một lời nói dối thôi nhưng đã khiến người ta có cái nhìn khác về bạn. Những lần sau, khi bạn muốn nói gì, họ cũng dè chừng và hoài nghi. Bạn đã từng nghe đến câu chuyện về chú bé chăn cừu? Một lần nói dối sói giết chết bầy cừu, người nông dân đã giúp chú. Nhưng những lần sau, khi sói ăn cừu thật, thì không ai còn muốn giúp nữa. Bởi họ đã mất lòng tin. Bạn thấy đấy, trong xã hội này, nếu ta để mất lòng tin của người khác, người chịu thiệt sẽ chỉ là ta. Ta không nhận được sự giúp đỡ, quan tâm sẻ chia. Bạn đã thấy nói dối có hại cho chính bản thân mình.


Tuy nhiên, cũng có những lời nói dối là đúng lúc. Một bác sĩ nói dối với bệnh nhân về bệnh tình của họ để họ lạc quan hơn mà sống tiếp. Những vị tướng sĩ trấn an lòng dân bởi những lời nói dối về tương lai tốt đẹp phía trước. Đó liệu có là những lời nói dối có hại? Nói thật hay nói dối, còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, đó là sự linh hoạt của mỗi người. Cái quan trọng là ta giữ cho mình được lương tâm trong sạch, luôn hướng về làm đẹp cuộc đời. Như vậy, nói thật hay nói dối cũng không còn quan trọng.


Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần rèn luyện cho bản thân đức tính trung thực, luôn dũng cảm đối diện với cuộc sống, với bản thân mình. Lời nói thật với bố mẹ, với thầy cô, khi sai thì sẵn sàng nhận lỗi. Có như vậy, ta mới bồi đắp cho nhân cách của mình trở nên tốt đẹp, ta mới được mọi người yêu quý kính trọng.Mỗi chúng ta cần phải nhận ra rằng, nói dối rất có hại cho bản thân. Một lời nói dối có thể gây chuyện xấu đến nhiều năm sau này. Bạn sẽ từ bỏ thói quen xấu ấy chứ?

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0