31/03/2021, 15:36

Bài văn chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân số 10 - 10 Bài văn chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân (lớp 7) hay nhất

Albert Camus đã từng nói: “Sự thật, giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hôm tươi đẹp bao trùm lên mọi vật”. Câu nói trên đã gợi cho người đọc những suy tư về tác hại của lời nói dối. “Nói dối” là hành vi cố tình cung cấp thông tin ...

Albert Camus đã từng nói: “Sự thật, giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hôm tươi đẹp bao trùm lên mọi vật”. Câu nói trên đã gợi cho người đọc những suy tư về tác hại của lời nói dối.


“Nói dối” là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn - thường là không chính đáng. Có hai khía cạnh của nói dối: lời nói dối với mục đích xấu và lời nói dối với mục đích tốt. Những lời nói dối với mục đích xấu xa thường mang tính vụ lợi cho bản thân người nói. Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhân vật Bá Kiến đã dùng những lời nói dối trá để đối phó Chí Phèo - lúc này vừa mới ở tù ra. Bá Kiến giở giọng đường mật, nhận chí là họ hàng. Trách mắng Lý Cường - con trai của mình trước mặt Chí với mục đích vỗ về hắn. Sau đó, còn sai người giết gà, mua rượu thiết đãi và cho thêm đồng bạc để Chí về uống rượu. Chỉ như vậy, Bá Kiến đã thành công mua chuộc Chí thành tay sai cho mình.

Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng và làm xấu đi các mối quan hệ. Nhân cách của người nói dối trong mắt người khác cũng trở nên méo mó. Những lời nói dối ban đầu có thể đánh lừa người khác nhưng cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ hé lộ, đến lúc ấy chẳng những lời nói dối của bạn mà toàn bộ con người bạn cũng sẽ bị nghi ngờ. Những ai nói dối thường xuyên thì xem như là một tật xấu mà họ đang nắm giữ, niềm tin mà người khác dành cho bạn đã không còn nguyên vẹn như ban đầu.

Khác với những lời nói dối vô hại, có những người nói dối để đánh lừa người khác, nhằm đạt mục đích của mình. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người nói dối phải sống trong chính những câu chuyện mà họ đặt ra và điều quan trọng hơn là bản thân người nói dối sẽ không còn được thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà khiến cho đạo đức của bản thân ngày càng đi xuống.

Trong một ngày người ta đếm không hết những lời nói từ bản thân trên thế giới này cả. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng thành công cụ để kiếm ăn, họ có thể đánh đổi tất cả để được lời nói dối. Cũng như câu ông bà ta thường hay nói, người nói dối như nước rửa chân không thể dùng uống được. Những lời nói không chỉ hại người khác mà còn hại cho chính bản thân mình.

Nói dối bao giờ cũng là điều không nên làm, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nói dối không hẳn là xấu hoàn toàn. Ví dụ như một bác sĩ nói dối sự thật về bệnh án cho bệnh nhân biết nhằm giúp họ sống lạc quan, yêu đời hơn. Những lời nói dối như vậy có thể dễ dàng thông cảm được.

Việc nói dối trong đa số trường hợp đều không tốt với mục đích nào đó để đánh lừa người quen, mặc dù đôi khi lời nói dối cũng tốt kể cả cho người nói và người nghe nhưng đa số trường hợp sẽ khiến bản thân người nói dối mang cảm giác, tâm lý nặng trĩu khi luôn phải nghĩ mình nói dối sao để ứng phó lại làm cho tâm hồn không được nhẹ nhàng thoải mái. Chính vì điều ấy, bản thân bạn tuyệt đối không nói dối nhé cho dù lời nói thẳng sẽ khó nghe, làm người nghe khó chịu nhưng thà mất lòng trước còn hơn được lòng sau.Nhưng không phải lời nói dối nào cũng bất hảo.


Đôi khi, lời nói dối lại xuất phát từ một tấm lòng yêu thương che chở. Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” vì thương con, và để con cảm nhận được tình yêu của cha dành cho con, Vũ Nương đã lấy cái bóng của mình để chỉ cho con trai đây là cha nó. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều vị bác sĩ tuyến đầu đã phải rời xa gia đình trong suốt nhiều tháng. Khi trò chuyện với những đứa con của mình, họ luôn nghe được những câu hỏi như: “Bao giờ bố/mẹ về?”. Và không ít lần, họ đã trả lời rằng “Hết dịch bố/mẹ sẽ về” mà trong lòng không biết bao giờ dịch bệnh sẽ được đẩy lùi. Thì ra, đôi khi, những lời nói dối cũng đem đến hạnh phúc cho người khác. Nhưng chỉ khi lời nói ấy được xuất phát từ một trái tim yêu thương chân thành.

Trong cuộc sống hiện đại, dường như nói dối đã trở thành một căn bệnh phổ biến. Những đứa trẻ nói dối cha mẹ để đi chơi game. Học trò nói dối thầy cô để trốn tiết. Chồng nói dối vợ để đi nhậu với bạn bè… Đó đều là những lời nói dối đem đến những hậu quả xấu. Những lời nói dối sẽ khiến cho những người xung quanh không còn tin tưởng vào chúng ta. Mỗi người cần nhận thức được rằng: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.


Đối với một học sinh như tôi, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của sự thật và tác hại của thói giả dối. Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng trung thực trong những việc làm nhỏ nhất. Để tương lai có thể trở thành một người có ích đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0