Bài toán Tìm số có hai chữ số biết tổng hoặc hiệu của hai chữ số đó
Bài toán Tìm số có hai chữ số biết tổng hoặc hiệu của hai chữ số đó Bài tập Toán nâng cao lớp 2 Dạng bài “Tìm số có hai chữ số biết tổng hoặc hiệu của hai chữ số đó” được giới thiệu từ giữa ...
Bài toán Tìm số có hai chữ số biết tổng hoặc hiệu của hai chữ số đó
Dạng bài “Tìm số có hai chữ số biết tổng hoặc hiệu của hai chữ số đó” được giới thiệu từ giữa học kỳ 1 ở lớp hai. Dạng bài này giúp học sinh rèn luyện khả năng học toán tính nhẩm lớp 2 với các phép cộng trừ, làm quen với phương pháp thử - sai. Sau đây là cách giải dạng Toán này, mời các bạn cùng tham khảo.
Từ dạng cơ bản, đầu bài có thể nâng cao hơn khi có thêm các điều kiện với số tìm được như số bé nhất hoặc số lớn nhất… Để tránh việc sử dụng các mẹo mực tính toán, có tác dụng tiêu cực tới năng lực chủ động tư duy và phương pháp làm việc của trẻ 8 tuổi, các vị phu huynh có thể tham khảo một vài phương pháp giải sau.
* Chuẩn bị: Để giải bài toán dạng này, học sinh nên sử dụng vở hoặc giấy nháp.
* Ghi nhớ: Số có hai chữ số được tạo ra từ việc ghép hai chữ số lại với nhau và chữ số 0 không bao giờ đứng đầu.
Cách 1: Làm tính, thử và sai
(1a) Tìm số có hai chữ số biết tổng của hai chữ số đó.
Ví dụ: Tìm số có hai chữ số biết tổng hai chữ số bằng 16.
Học sinh bắt đầu làm các phép cộng với số hạng đầu tiên là 9 – số lớn nhất có 1 chữ số – sau đó giảm dần số hạng đầu tiên này.
9 + … = 16
8 + … = 16
7 + … = 16
6 + … = 16
5 + … = 16
4 + … = 16
3 + … = 16
2 + … = 16
1 + … = 16
Học sinh lần lượt điền số hạng thứ 2 vào chỗ dấu (…). Khi số hạng thứ hai bằng 10 thì dừng lại.
Học sinh ghép hai chữ số, tức là hai số hạng, thành các số có hai chữ số.
9 + 7 = 16 –> số: 97
8 + 8 = 16 –> số: 88
7+ 9 = 16 –> số 79
6 + 10 = 16 –> Dừng lại
Vậy các số cần tìm là 97, 88 và 79. Trong các số này, học sinh có thể tự tìm được số lớn nhất hoặc nhỏ nhất.
(1b) Tìm số có hai chữ số biết hiệu của hai chữ số đó. (Hiệu này luôn nhỏ hơn 9)
Ví dụ: Tìm số có hai chữ số biết tổng hai chữ số bằng 7
Học sinh bắt đầu làm các phép trừ với số bị trừ là 9.
9 – … = 7
8 – … = 7
7 – … = 7
6 – … = 7
5 – … = 7
4 – … = 7
3 – … = 7
2 – … = 7
1 – … = 7
Học sinh lần lượt điền số trừ vào chỗ chấm (…). Tới khi có hiệu bằng 0 thì dừng lại.
9 – 2 = 7
8 – 1 = 7
7 – 7 = 0
Học sinh ghép số trừ và số bị trừ để được số cần tìm. Lưu ý có hoán đổi vị trí giữa số trừ và số bị trừ để được 2 số khác nhau.
9 – 2 = 7 –> số: 92 và 29
8 – 1 = 7 –> số: 81 và 18
7 – 7 = 0 –> số: 77
* Lưu ý: Cách làm này trông thì thủ công nhưng rất căn bản.
Cách 2: Liệt kê sẵn dãy số có hai chữ số và tính nhẩm
Học sinh đã nắm vững Cách 1 thì có thể thực hành Cách 2. Ưu điểm: Nhanh hơn. Nhược điểm: dễ nhầm và có thể mất căn bản nếu thích đi tắt.
Học sinh liệt kê sẵn dãy các số có hai chữ số bằng cách viết chữ số hàng chục trước, theo thứ tự giảm dần:
9…
8…
7…
6…
5…
4…
3…
2…
1…
Sau đó, tùy theo đầu bài (cho biết tổng hay hiệu) học sinh sẽ tính nhẩm và điền nốt chữ số hàng đơn vị thích hợp. Như vậy là sẽ ra kết quả.
Cách 2 này ứng dụng để giải các bài nâng cao (thường có dạng: Tìm số bé nhất, hoặc lớn nhất, có hai chữ số mà tổng hai chữ số đó bằng 12). Khi này, học sinh lưu ý tìm số lớn nhất thì có chữ số hàng chục là 9; còn tìm số bé nhât thì có chữ số hàng chục là 1.