03/06/2017, 23:36
Bài thơ Tự do của P. Ê-luy-a - một tiếng nói mãnh liệt về khát vọng tự do.
Ê-luy-a là một trong những đại diện tiêu biểu của nền thơ hiện đại Pháp. Thơ ông gắn liền với các sự kiện lớn không chỉ làm chao đảo nước Pháp mà còn làm rung chuyển thế giới. Bài thơ Tự do in trong tập Thơ và sự thật (1942) là tiếng nói tha thiết đòi tự do của những con tim, hòa trong âm vang ...
Ê-luy-a là một trong những đại diện tiêu biểu của nền thơ hiện đại Pháp. Thơ ông gắn liền với các sự kiện lớn không chỉ làm chao đảo nước Pháp mà còn làm rung chuyển thế giới.
Bài thơ Tự do in trong tập Thơ và sự thật (1942) là tiếng nói tha thiết đòi tự do của những con tim, hòa trong âm vang của núi vọng sông rền, của đất trời bao la và biển cả mênh mông.
Tự do là một trong những đề tài lớn mang tính nhân văn phổ quát thể hiện khát vọng vĩnh cửu của con người mọi thời đại. Thời cổ đại Hi Lạp, khát vọng tự do chân chính được kết tinh trong hình tượng Prô-mê-tê (Prô-mê-tê bị xiềng- Et-sin). "Tự do, bình đẳng, bác ái" trở thành khẩu hiệu đoàn kết, tập hợp lực lượng tạo nên sức mạnh của cách mạng Tư sản Pháp 1789. Khát vọng sống của dân tộc Cu Ba cũng được thể hiện qua câu khẩu hiệu "Tự do hay là chết", ở Việt Nam là chân lí "Không có gì quí hơn độc lập tự do" (Hồ Chí Minh).
Đề tài Tự do càng trở nên cấp bách và mang tính thời sự hơn bao giờ hết khi nó ra đời trong hoàn cảnh nước Pháp đang bị phát xít Đức chiếm đóng, trở thành thánh ca trong cuộc kháng chiến chống Đức. Với phong cách thơ mang đậm chất trữ tình chính trị, Ê-luy-a đã truyền hơi thở thời đai vào "Tự do”.
Với Ê-luy-a, tự do chính là cuộc sống, là hoá thân của cuộc sống. Bài thơ tổ chức theo trật tự kết cấu của lớp hình ảnh một cách đặc biệt. Hai chữ tự do được viết lên các vị trí: các vật thể hữu hình như trang vở, mũ miện của vua chúa..., lại có thể gắn với các vật thể trừu tượng như "mùa cưới hỏi", "tiếng chuông ngân"... Nhờ cách liệt kê hình ảnh ấy đã tạo ra sự trùng điệp tạo ấn tượng về sự phát triển ồ ạt, nhân lên thành tầng tầng, lớp lớp tuôn chảy như mạch nguồn vô tận của khát vọng tự do. Đâu đâu cũng xuất hiện hai chữ "tự do"- tất cả đều khao khát tự do, đều chung tiếng nói đòi tự do. Đó là khát vọng của dân tộc, của cộng đồng.
Tự do không chỉ là khát vọng hướng tới mà còn là bản thản khát vọng ấy. Khát khao tự do còn thể hiện một niềm tin vững chắc, lời thề quyết tâm hướng tới tự do, giành và bảo vệ tự do. Độ chân thành và mãnh liệt của cảm xúc của khao khát tự do còn được biểu hiện qua hình thức điệp câu đặc biệt. Toàn bài có 21 khổ, có tới 20 khổ thơ có sự điệp câu "Tôi viết tên em" và câu cuối "Để gọi tên em". Nhạc điệu bài thơ được tạo nên từ hình thức điệp nay khiến người đọc liên tưởng tới thánh ca hay lời cầu nguyện. "Tôi viết tên em" do đó trở thành một xác tín, một niềm tin vững chắc trong hoàn cảnh nô lệ, mất tự do.
Bài thơ được viết năm 1941 mà theo tác giả thì ông định kết thúc bằng việc nói tên người đàn bà mà tôi yêu, người tôi đinh viết tặng bài thơ này. Nhưng rồi tôi tìm thấy rằng từ duy nhất mà tôi có trong đầu là Tự do.. .nghĩa là người đàn bà mà tôi yêu lúc đó là hiện thân của một ước vọng lớn hơn nàng. Tôi đã lẫn nàng với hoài vọng tuyệt vời nhất". Lời tâm sự của Ê-luy-a khiến người đọc liên tưởng tới sự hoà quyện đẹp đẽ giữa tình yêu và lí tưởng trong thơ của A-ra- gông. Gương mặt của người phụ nữ mà họ yêu dấu, đối với A-ra-gông là En-xa, đối với Ê-luy-a là Nuy-sơ, lá Đô-mi-nic, cũng như diện mạo của tổ quốc, của nhân loại đều hoà trộn vào nhau - điều đó làm nên dạng thức trữ tình độc đáo của bài thơ: vừa gắn với những vấn đề thời sự nóng hổi vừa là tha thiết yêu thương.
Bài thơ trở thành thánh ca trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Đức của người Pháp, bởi nó đáp ứng được khát vọng của thời đại, trở thành tiếng nói chung, sự đồng vọng của hàng triệu con tin đang rên xiết vì mất nước. Tự do ở đây không chỉ cho cá nhân tự do mà trước hết là cho dân tộc, trở thành lẽ sống, lay thức tình yêu tự do trong mỗi con người. Người nghệ sĩ - chiến sĩ Ê- luy-a đã giúp người đọc cảm nhận thấm thía hơn giá trị của Tự do. Đó là quyền sống, quyền được sống và quyền được làm người.
Tự do là một trong những đề tài lớn mang tính nhân văn phổ quát thể hiện khát vọng vĩnh cửu của con người mọi thời đại. Thời cổ đại Hi Lạp, khát vọng tự do chân chính được kết tinh trong hình tượng Prô-mê-tê (Prô-mê-tê bị xiềng- Et-sin). "Tự do, bình đẳng, bác ái" trở thành khẩu hiệu đoàn kết, tập hợp lực lượng tạo nên sức mạnh của cách mạng Tư sản Pháp 1789. Khát vọng sống của dân tộc Cu Ba cũng được thể hiện qua câu khẩu hiệu "Tự do hay là chết", ở Việt Nam là chân lí "Không có gì quí hơn độc lập tự do" (Hồ Chí Minh).
Đề tài Tự do càng trở nên cấp bách và mang tính thời sự hơn bao giờ hết khi nó ra đời trong hoàn cảnh nước Pháp đang bị phát xít Đức chiếm đóng, trở thành thánh ca trong cuộc kháng chiến chống Đức. Với phong cách thơ mang đậm chất trữ tình chính trị, Ê-luy-a đã truyền hơi thở thời đai vào "Tự do”.
Tự do không chỉ là khát vọng hướng tới mà còn là bản thản khát vọng ấy. Khát khao tự do còn thể hiện một niềm tin vững chắc, lời thề quyết tâm hướng tới tự do, giành và bảo vệ tự do. Độ chân thành và mãnh liệt của cảm xúc của khao khát tự do còn được biểu hiện qua hình thức điệp câu đặc biệt. Toàn bài có 21 khổ, có tới 20 khổ thơ có sự điệp câu "Tôi viết tên em" và câu cuối "Để gọi tên em". Nhạc điệu bài thơ được tạo nên từ hình thức điệp nay khiến người đọc liên tưởng tới thánh ca hay lời cầu nguyện. "Tôi viết tên em" do đó trở thành một xác tín, một niềm tin vững chắc trong hoàn cảnh nô lệ, mất tự do.
Bài thơ được viết năm 1941 mà theo tác giả thì ông định kết thúc bằng việc nói tên người đàn bà mà tôi yêu, người tôi đinh viết tặng bài thơ này. Nhưng rồi tôi tìm thấy rằng từ duy nhất mà tôi có trong đầu là Tự do.. .nghĩa là người đàn bà mà tôi yêu lúc đó là hiện thân của một ước vọng lớn hơn nàng. Tôi đã lẫn nàng với hoài vọng tuyệt vời nhất". Lời tâm sự của Ê-luy-a khiến người đọc liên tưởng tới sự hoà quyện đẹp đẽ giữa tình yêu và lí tưởng trong thơ của A-ra- gông. Gương mặt của người phụ nữ mà họ yêu dấu, đối với A-ra-gông là En-xa, đối với Ê-luy-a là Nuy-sơ, lá Đô-mi-nic, cũng như diện mạo của tổ quốc, của nhân loại đều hoà trộn vào nhau - điều đó làm nên dạng thức trữ tình độc đáo của bài thơ: vừa gắn với những vấn đề thời sự nóng hổi vừa là tha thiết yêu thương.
Bài thơ trở thành thánh ca trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Đức của người Pháp, bởi nó đáp ứng được khát vọng của thời đại, trở thành tiếng nói chung, sự đồng vọng của hàng triệu con tin đang rên xiết vì mất nước. Tự do ở đây không chỉ cho cá nhân tự do mà trước hết là cho dân tộc, trở thành lẽ sống, lay thức tình yêu tự do trong mỗi con người. Người nghệ sĩ - chiến sĩ Ê- luy-a đã giúp người đọc cảm nhận thấm thía hơn giá trị của Tự do. Đó là quyền sống, quyền được sống và quyền được làm người.