08/02/2018, 15:03

Bãi Thị là gì – giải thích ý nghĩa của từ Bãi Thị đầy đủ nhất

Tìm hiểu Bãi Thị là gì, giải thích đầy đủ ý nghĩa của từ Bãi Thị là như thế nào, có giống với Biểu Tình hay Bãi Khóa hay không và hành động đó có trái pháp luật. Mới đây, việc hơn 2.500 tiểu thương chợ An Đông bãi thị, biểu tình phản đối việc họ phải đóng hàng trăm tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp chợ ...

Tìm hiểu Bãi Thị là gì, giải thích đầy đủ ý nghĩa của từ Bãi Thị là như thế nào, có giống với Biểu Tình hay Bãi Khóa hay không và hành động đó có trái pháp luật. Mới đây, việc hơn 2.500 tiểu thương chợ An Đông bãi thị, biểu tình phản đối việc họ phải đóng hàng trăm tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp chợ nhưng tiểu thương chợ An Đông tại TP Hồ Chí Minh vẫn phải buôn bán trong điều kiện xuống cấp trầm trọng. Nhiều độc giả của Yeutrithuc.com có thể lần đầu nghe tới khái niệm Bãi Thị nên không biết ý nghĩa là gì.

Các bạn cũng thắc mắc sao báo chí dùng từ Bãi Thị đi kèm với xuống đường biểu tình. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa đầy đủ của từ Bãi Thị là gì và nó có vi phạm pháp luật không nhé.

Bãi Thị Là Gì?


Từ Bãi mang 2 nghĩa khá khác biệt. Với Danh từ, bãi để chỉ khoảng đất bồi ven sông ven biển nổi lên giữa dòng nước, hoặc khoảng đất rộng rãi, bằng phẳng.

Còn khi đóng vai trò làm động từ, Bãi là từ mang nghĩa như sau:

  1. (Kết hợp hạn chế) . Xong, hết một buổi làm việc gì; tan. VD: Bãi chầu, Trống bãi học.
  2. (Cũ) . Bỏ đi, thôi không dùng hoặc không thi hành nữa. VD: Bãi một viên quan, Bãi sưu thuế.

Vì thế, Bãi thị là Việc những người buôn bán ở chợ hoặc chủ các cửa hàng, cửa hiệu đồng loạt ngưng hoạt động, mở bán khiến mọi thứ ngưng trệ, tạo dư luận bất ổn gây xôn xao trong phạm vi địa phương nào đó. Mục đích của việc Bãi Thị của tiểu thương là để phản đối điều gì đó, dùng ảnh hưởng của mình là góp phần duy trì hoạt động của chợ nhưng Bãi Thị nhằm gây sức ép, tạo hiệu ứng dư luận.

Nói đơn giản, nghĩa của từ Bãi thị là không họp chợ để phản đối việc gì; nghĩ giống như bãi chợ. Các từ mang nghĩa tương tự như Bãi Khóa là đồng loạt học sinh ngừng đến trường để phản đối. Theo nghĩa này thì Bãi Thị là “nhánh nhỏ” của Biểu tình, nhưng được dùng cho các tiểu thương ở chợ, chủ cửa hàng cửa hiệu, giống như Bãi Khóa để dùng cho học sinh, sinh viên trong trường học vậy.

Lý do vì sao 2.500 tiểu thương ở chợ An Đông, Sài Gòn Bãi thị?

Chợ An Đông được thành lập năm 1951, là một trong 3 chợ truyền thống cấp 1 có lịch sử lâu đời nhất tại TP Hồ Chí Minh, bên cạnh chợ Bình Tây và chợ Bến Thanh. Tới năm 1999 thì hơn 2.000 tiểu thương An Đông đã góp tiền xây dựng chợ kiên cố 5 tầng như hiện nay. Mỗi tiểu thương góp 22 triệu đồng để có được diện tích 1,5m x 1,4 m.

Chợ An Đông là khu chợ sầm uất nhất nhì Sài Gòn chủ yếu buôn các mặt hàng quần áo, phụ kiện thời trang với doanh số luân chuyển hàng hóa hàng năm lên đến khoảng 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo tiểu thương chợ An Đông thì doanh số mấy năm gần đây giảm từ 50 – 70%, nguyên nhân ngoài việc kinh tế sụt giảm thì họ cho rằng chợ quá xuống cấp khiến khách hàng cũng bỏ đi, không thể cạnh tranh với các trung tâm thương mại mới mở.

Đầu năm 2013, hơn 2.000 tiểu thương chợ An Đông đã đóng trước 237 tỷ đồng để nâng cấp. Tuy nhiên, mọi thứ không được cải thiện mà điều kiện vật chất chợ ngày càng đi xuống. Trên thực tế, Ban quản lý chợ chỉ sửa chữa 4 nhà vệ sinh với chi phí kê khai lên đến 9 tỷ đồng.

Bởi vậy, các tiểu thương chợ An Đông sáng ngày 19 tháng 9 năm 2017 đã xuống đường bãi thị, gửi kiến nghị cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh vào cuộc làm rõ. Hy vọng qua đây, mọi người sẽ biết thêm được khái niệm Bãi Thị là gì. Trên thực tế, Hiến pháp Việt Nam quy định mọi người dân được biểu tình để bày tỏ quan điểm, nhưng do luật chưa cụ thể hóa điều này nên gần như ở nước ta các cơ quan chức năng chưa cho phép biểu tình. Xét trên khía cạnh đó, Bãi Thị không hề trái pháp luật, mà là cách để các tiểu thương ở chợ nói lên quan điểm và đấu tranh cho quyền lợi của mình.


0