05/02/2018, 12:51

Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Tia X (phần 1)

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 Tia X (phần 1) Câu 1: Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia Rơn – ghen không có tính chất chung nào nêu dưới đây? A. Đều có bước sóng nhỏ hơn so với ánh sáng nhìn thấy B. Đều là sóng điện từ C. Đều có tốc độ bằng nhau trong chân không D. Đều có tính ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 Tia X (phần 1) Câu 1: Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia Rơn – ghen không có tính chất chung nào nêu dưới đây? A. Đều có bước sóng nhỏ hơn so với ánh sáng nhìn thấy B. Đều là sóng điện từ C. Đều có tốc độ bằng nhau trong chân không D. Đều có tính chất sóng Câu 2: Tìm phát biểu sai Tia Rơn – ghen A. có tần số càng lớn thì khả năng đâm xuyên càng kém B. có tác dụng lên kính ảnh C. khi chiếu tới một số chất có thể làm chúng phát sáng D. khi chiếu tới một chất khí có thể làm chất khí đó trở nên dẫn điện Câu 3: Tia Rơn – ghen A. trong chân không có tốc độ nhỏ hơn tốc độ ánh sáng B. có tốc độ không phụ thuộc vào môi trường C. có tác dụng dủy diệt tế bào D. bị lệch đường khi đi qua vùng có điện trường hay từ trường Câu 4: Nguyên tắc phát ra tia Rơn – ghen trong ống Rơn – ghen là: A. Cho chùm phôtôn có bước sóng ngắn hơn giới hạn nào đó chiếu vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn B. Cho chùm êlectron có vận tốc lớn đập vào tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn C. Nung nóng các vật có tỉ khối lớn lên nhiệt độ rất cao D. Chiếu tia âm cực vào các chất có tính phát quang Câu 5: Trong ống Rơn – ghen, phần lớn động năng của các êlectron khi đến đối catôt A. bị phản xạ trở lại B. truyền qua đối catôt C. chuyển thành năng lượng tia Rơn – ghen D. chuyển thành nội năng làm nóng đối catôt Câu 6: Tia X không có công dụng A. làm tác nhân gây ion hóa B. chữa bệnh ung thư C. sưởi ấm D. chiếu điện, chụp điện Câu 7: Tia X có bản chất là A. chùm êlectron có tốc độ rất lớn B. chùm ion phát ra từ catôt bị đốt nóng C. sóng điện từ có bước sóng rất lớn D. sóng điện từ có tần số rất lớn Câu 8: Trong thí nghiệm tạo tia X ở ống phát tia Rơn – ghen, điện áp đặt vào anôt và catôt của ống là U. Động năng ban đầu của các êlectron khi bứt ra khỏi catôt không đáng kể. Bước sóng nhỏ nhất của các tia X được phát ra sẽ A. tỉ lệ thuận với U B. tỉ lệ nghịch với U C. tỉ lệ thuận với √U D. tỉ lệ nghịch với √U Hướng dẫn giải và đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A C B D C D B Câu 2: A Khi tần số càng lớn tức bước sóng càng nhỏ thì khả năng đâm xuyên của tia X càng mạnh. Câu 3: C Tia Rơn – ghen là một loại sóng điện từ, giống như sóng ánh sáng nên có tốc độ phụ thuộc vào môi trường. Tia Rơn – ghen không mang điện nên không bị lệch đường đi trong điện trường hoặc từ trường. Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 22: CloBài tập trắc nghiệm GDCD lớp 10 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (phần 2)Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 16Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịchBài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 18Đề luyện thi đại học môn Vật lý số 2Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em – Bài tập làm văn số 7 lớp 6Buy phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? – Bài tập làm văn số 5 lớp 12

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 Tia X (phần 1)

Câu 1: Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia Rơn – ghen không có tính chất chung nào nêu dưới đây?

A. Đều có bước sóng nhỏ hơn so với ánh sáng nhìn thấy

B. Đều là sóng điện từ

C. Đều có tốc độ bằng nhau trong chân không

D. Đều có tính chất sóng

Câu 2: Tìm phát biểu sai

Tia Rơn – ghen

A. có tần số càng lớn thì khả năng đâm xuyên càng kém

B. có tác dụng lên kính ảnh

C. khi chiếu tới một số chất có thể làm chúng phát sáng

D. khi chiếu tới một chất khí có thể làm chất khí đó trở nên dẫn điện

Câu 3: Tia Rơn – ghen

A. trong chân không có tốc độ nhỏ hơn tốc độ ánh sáng

B. có tốc độ không phụ thuộc vào môi trường

C. có tác dụng dủy diệt tế bào

D. bị lệch đường khi đi qua vùng có điện trường hay từ trường

Câu 4: Nguyên tắc phát ra tia Rơn – ghen trong ống Rơn – ghen là:

A. Cho chùm phôtôn có bước sóng ngắn hơn giới hạn nào đó chiếu vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn

B. Cho chùm êlectron có vận tốc lớn đập vào tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn

C. Nung nóng các vật có tỉ khối lớn lên nhiệt độ rất cao

D. Chiếu tia âm cực vào các chất có tính phát quang

Câu 5: Trong ống Rơn – ghen, phần lớn động năng của các êlectron khi đến đối catôt

A. bị phản xạ trở lại

B. truyền qua đối catôt

C. chuyển thành năng lượng tia Rơn – ghen

D. chuyển thành nội năng làm nóng đối catôt

Câu 6: Tia X không có công dụng

A. làm tác nhân gây ion hóa

B. chữa bệnh ung thư

C. sưởi ấm

D. chiếu điện, chụp điện

Câu 7: Tia X có bản chất là

A. chùm êlectron có tốc độ rất lớn

B. chùm ion phát ra từ catôt bị đốt nóng

C. sóng điện từ có bước sóng rất lớn

D. sóng điện từ có tần số rất lớn

Câu 8: Trong thí nghiệm tạo tia X ở ống phát tia Rơn – ghen, điện áp đặt vào anôt và catôt của ống là U. Động năng ban đầu của các êlectron khi bứt ra khỏi catôt không đáng kể. Bước sóng nhỏ nhất của các tia X được phát ra sẽ

A. tỉ lệ thuận với U

B. tỉ lệ nghịch với U

C. tỉ lệ thuận với √U

D. tỉ lệ nghịch với √U

Hướng dẫn giải và đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A A C B D C D B

Câu 2: A

Khi tần số càng lớn tức bước sóng càng nhỏ thì khả năng đâm xuyên của tia X càng mạnh.

Câu 3: C

Tia Rơn – ghen là một loại sóng điện từ, giống như sóng ánh sáng nên có tốc độ phụ thuộc vào môi trường. Tia Rơn – ghen không mang điện nên không bị lệch đường đi trong điện trường hoặc từ trường.

0