05/02/2018, 12:41

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 -1918) (phần 1)

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 -1918) (phần 1) Câu 1. Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ thời gian nào? A. Thế kỉ XVII B. Thế kỉ XVIII C. Đầu thế kỉ XIX D. Giữa thế kỉ XIX Câu 2. Biểu hiện của mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam ...

Đánh giá bài viết Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 -1918) (phần 1) Câu 1. Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ thời gian nào? A. Thế kỉ XVII B. Thế kỉ XVIII C. Đầu thế kỉ XIX D. Giữa thế kỉ XIX Câu 2. Biểu hiện của mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam giai đoạn này là A. Xung đột về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp tăng lên B. Làng xóm xơ xác, tiêu điều, đời sống nhân dân cực khổ C. Các cuộc bạo loạn và khởi nghĩa nông dân bùng phát trên phạm vi cả nước D. Xã hội loạn lạc, nông dân bị bần cùng hóa Câu 3. Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tiểu nông của Việt Nam bị cản trở phát triển vì A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa hình thành B. Gặp phải trở lực lớn là chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời C. Tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún của đa số nông dân Việt Nam D. Kĩ thuật canh tác quá lạc hậu Câu 4. Để nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển, yêu cầu đặt ra là gì? A. Thống nhất đất nước, thống nhất thị trường dân tộc B. Du nhập quan hệ sản xuất tư bản vào Việt Nam C. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời D. Thay đổi kĩ thuật canh tác đã lạc hậu Câu 5. Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta? A. Nhà Thanh ở Trung Quốc lăm le xâm lược nước ta B. Nhật Bản tăng cường các hoạt động gây ảnh hưởng đến Việt Nam C. Chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông D. Phong kiến Xiêm triển khai kế hoạch bành trướng thế lực ở Đông Nam Á Câu 6. Thực dân Pháp triển khai âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động nào? A. Điều tra, tìm hiểu tình hình Việt Nam trong thời gian dài B. Thông qua hoạt động của các giáo sĩ trong Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp để thiết lập cơ sở về chính trị, xã hội cần thiết C. Mua chộc quan lại nhà Nguyễn D. Thông qua các thương nhân Pháp để timg hiểu tình hình Việt Nam Câu 7. Trước nguy cơ xâm lược từ tư bản phương Tây, yêu cầu lịch sử đặt ra là gì? A. Cải cách – duy tân đất nước để tự cường, cải thiện đời sống nhân dân B. Tăng cường liên kết với các nước trong kv để tăng tiềm lực C. “Đóng cửa” không giao thương với phương Tây để tránh những tác động tiêu cực D. Thực hiện chính sách “cấm đạo” triệt để Câu 8. Sự kiện liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công ở cửa biển Đà Nẵng (1858) chứng tỏ điều gì? A. Quan hệ giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp chấm dứt B. Pháp chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam C. Là hoạt động dọn đường, chuẩn bị cho cuộc xâm lược Việt Nam của quân Pháp D. Nhà Nguyễn sẽ thất bại trước cuộc xâm lược của quân Pháp Câu 9. Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là gì? A. Tiềm lực kinh tế, quân sự yếu hơn nhiều so với tư bản Pháp B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc C. Nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân D. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức hiệu triệu nhân dân chống Pháp Câu 10. Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu A. Triều đình nhà Nguyễn bước đầu đầu hàng thực dân Pháp B. Mộ phần nước ta bị bán cho thực dân Pháp C. Lần cuối cùng triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp D. Sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp, kế thúc sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B C B A C Câu 6 7 8 9 10 Đáp án B A B B D Bài viết liên quanĐề kiểm tra số 5 (tiếp theo)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 31: SắtBài tập trắc nghiệm GDCD lớp 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (phần 2)Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học lớp 12 số 2 học kì 1 (Phần 3)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 11: Peptit và protein (Tiếp theo)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 46: Luyện tập: Andehit – Axit cacboxylicBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (Tiếp theo)Đề kiểm tra số 1


Câu 1. Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ thời gian nào?

A. Thế kỉ XVII       B. Thế kỉ XVIII

C. Đầu thế kỉ XIX       D. Giữa thế kỉ XIX

Câu 2. Biểu hiện của mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam giai đoạn này là

A. Xung đột về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp tăng lên

B. Làng xóm xơ xác, tiêu điều, đời sống nhân dân cực khổ

C. Các cuộc bạo loạn và khởi nghĩa nông dân bùng phát trên phạm vi cả nước

D. Xã hội loạn lạc, nông dân bị bần cùng hóa

Câu 3. Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tiểu nông của Việt Nam bị cản trở phát triển vì

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa hình thành

B. Gặp phải trở lực lớn là chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời

C. Tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún của đa số nông dân Việt Nam

D. Kĩ thuật canh tác quá lạc hậu

Câu 4. Để nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển, yêu cầu đặt ra là gì?

A. Thống nhất đất nước, thống nhất thị trường dân tộc

B. Du nhập quan hệ sản xuất tư bản vào Việt Nam

C. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời

D. Thay đổi kĩ thuật canh tác đã lạc hậu

Câu 5. Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta?

A. Nhà Thanh ở Trung Quốc lăm le xâm lược nước ta

B. Nhật Bản tăng cường các hoạt động gây ảnh hưởng đến Việt Nam

C. Chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông

D. Phong kiến Xiêm triển khai kế hoạch bành trướng thế lực ở Đông Nam Á

Câu 6. Thực dân Pháp triển khai âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động nào?

A. Điều tra, tìm hiểu tình hình Việt Nam trong thời gian dài

B. Thông qua hoạt động của các giáo sĩ trong Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp để thiết lập cơ sở về chính trị, xã hội cần thiết

C. Mua chộc quan lại nhà Nguyễn

D. Thông qua các thương nhân Pháp để timg hiểu tình hình Việt Nam

Câu 7. Trước nguy cơ xâm lược từ tư bản phương Tây, yêu cầu lịch sử đặt ra là gì?

A. Cải cách – duy tân đất nước để tự cường, cải thiện đời sống nhân dân

B. Tăng cường liên kết với các nước trong kv để tăng tiềm lực

C. “Đóng cửa” không giao thương với phương Tây để tránh những tác động tiêu cực

D. Thực hiện chính sách “cấm đạo” triệt để

Câu 8. Sự kiện liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công ở cửa biển Đà Nẵng (1858) chứng tỏ điều gì?

A. Quan hệ giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp chấm dứt

B. Pháp chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

C. Là hoạt động dọn đường, chuẩn bị cho cuộc xâm lược Việt Nam của quân Pháp

D. Nhà Nguyễn sẽ thất bại trước cuộc xâm lược của quân Pháp

Câu 9. Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là gì?

A. Tiềm lực kinh tế, quân sự yếu hơn nhiều so với tư bản Pháp

B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc

C. Nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân

D. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức hiệu triệu nhân dân chống Pháp

Câu 10. Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu

A. Triều đình nhà Nguyễn bước đầu đầu hàng thực dân Pháp

B. Mộ phần nước ta bị bán cho thực dân Pháp

C. Lần cuối cùng triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp

D. Sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp, kế thúc sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B C B A C
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án B A B B D
0