Bài tập trắc nghiệm Hình học 10: Phương trình đường thẳng (phần 4)
Câu 17: Cho điểm A(3; 4), B(-1; 2). Phương trình của đường thẳng AB là: A. x – 2y + 5 = 0 B. 2x + y – 5 =0 C. x + 2y – 5 = 0 D. 2x – y =0 Câu 18: Cho điểm A(3; 4), B(-1; 2). Phương trình đường thẳng trung trực của đạon thẳng AB là: A. x – 2y + 5 = 0 B. 2x + y ...
Câu 17: Cho điểm A(3; 4), B(-1; 2). Phương trình của đường thẳng AB là:
A. x – 2y + 5 = 0
B. 2x + y – 5 =0
C. x + 2y – 5 = 0
D. 2x – y =0
Câu 18: Cho điểm A(3; 4), B(-1; 2). Phương trình đường thẳng trung trực của đạon thẳng AB là:
A. x – 2y + 5 = 0
B. 2x + y – 5 =0
C. x + 2y – 5 = 0
D. 2x + y – 1 =0
Câu 19: Cho ba điểm A(3;2), B(1;-2), C(4;1). Đường thẳng qua A và song song với cạnh BC có phương trình là:
A. x – y + 5 = 0
B. x + y – 5 = 0
C. x – y – 1 = 0
D. x + y = 0
Câu 20: Cho ba điểm A(3;2), B(1;-2), C(4;1). Đường thẳng qua A và vuông góc với cạnh BC có phương trình là:
A. x – y + 5 = 0
B. x + y – 5 = 0
C. x – y – 1 = 0
D. x + y = 0
Câu 21: Cho điểm A(1;3) và đường thẳng d: 2x – 3y + 4 = 0. Số đường thẳng qua A và tạo với d một góc 60o là:
A. 0 B. 1 C. 2 D. Vô số
Câu 22: Cho điểm A(1;3) và đường thẳng d: x – y + 4 = 0. Số đường thẳng qua A và tạo với d một góc 45o là:
A. y – 1 = 0
B. x – 2 = 0
C. y – 1 = 0 và x – 2 = 0
D. Không có
Câu 23: Cho điểm A(1; 3) và hai đường thẳng d1:2x-3y+4=0,d2:3x+y=0. Số đường thẳng qua A và tạo với d1,d2 các góc bằng nhau là
A. 1 B. 2 C. 4 D. Vô số
Câu 24: Cho α là góc tạo bởi hai đường thẳng d1: a1x + b1y + c1 = 0 và d2:a2x + b2y + c2=0. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Hướng dẫn giải và Đáp án
17-A | 18-B | 19-C | 20-B | 21-C | 22-C | 23-B | 24-D |
Câu 17:
Đường thẳng AB có vectơ chỉ phương AB→=(-4;-2) => Δ có vectơ pháp tuyến n→=(1;-2) nên phương trình tổng quát của Δ là (x – 3) – 2(y – 4) = 0 <=> x – 2y + 5 = 0.
Câu 18:
Đường thẳng trung trực của đoạn AB đi qua trung điểm M(1;3) của đoạn AB và có vectơ pháp truyến n→=AB→=(-4;-2) nên phương trình trung trực là 2(x – 1) + (y – 3) = 0 <=> 2x + y – 5 = 0
Câu 19:
Đường thẳng đã cho có vectơ chỉ phương u→=BC→=(3;3) nên có vectơ pháp tuyến n→=(1;-1). Phương trình đường thẳng là (x – 3) – (y – 2) = 0 <=> x – y – 1 = 0.
Câu 20:
Đường thẳng đã cho có vectơ pháp tuyến n→=BC→=(3;3) nên phương trình đường thẳng là (x – 3) + (y – 2) = 0 <=> x + y – 5 = 0
Câu 21:
Dựng hình vẽ minh họa ta thấy ngay luôn có hai đường thẳng đi qua điểm A cho trước và tạo với đường thẳng d một góc α cho trước, 0o < α < 90o
Câu 22:
Gọi vectơ pháp tuyến của đường thẳng cần tìm là n→=(a;b),a2+b2≠0
Áp dụng công thức về góc ta có
Nếu a = 0 thì phương trình đường thẳng là y – 1 = 0.
Nếu b = 0 thì phương trình đường thẳng là x – 2 = 0.
Chú ý. Nhiều học sinh làm bài toán bằng cách gọi đường thẳng dưới dạng hệ số góc y = k(x – 2) + 1 và tìm thiếu 1 đáp án. Học sinh có thể làm tương tự câu 21 để có thể đưa ngay ta đáp án C.
Câu 23:
Đường thẳng qua A và tạo với d1,d2 các góc bằng nhau khi vuông góc với phân giác của góc tạo bởi d1,d2. Do vậy số lượng đường thẳng cần tìm là 2.