Bài tập trắc nghiệm Hình 11: Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau (phần 2)
Câu 3: Cho hình vuông ABCD như hình vẽ, tam giác BIG là ảnh của tam giác DIH qua: A. phép đối xứng tâm I B. phép quay tâm I góc quay 90 0 C. phép tịnh tiến theo DI → D. phép quay tâm A góc quay 90 0 Câu 4: Cho tam giác đều ABC như hình vẽ. tam ...
Câu 3: Cho hình vuông ABCD như hình vẽ, tam giác BIG là ảnh của tam giác DIH qua:
A. phép đối xứng tâm I
B. phép quay tâm I góc quay 900
C. phép tịnh tiến theo DI→
D. phép quay tâm A góc quay 900
Câu 4: Cho tam giác đều ABC như hình vẽ. tam giác OFB biến thành tam giác ODC qua phép biến hình nào sau đây?
A. phép đối xứng tâm I
B. liên tiếp phép đối xứng trục AD và phép đối xứng trục CF
C. liên tiếp phép đối xứng tâm O và phép đối xứng trục OC
D. phép quay tâm A góc quay 600
Câu 5: Trong mặt phẳng Oxy, thực hiện liên tiếp phép quay tâm O góc quay -450 và phép đối xứng tâm O thì điểm M(1;1) biến thành điểm M’’ có tọa độ là:
A. (-1;0) B. (√2;0)
C. (√2;-√2) D. (-√2;0)
Câu 6: Trong mặt phẳng Oxy, thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến theo vecto u→(0;-1) và phép đối xứng trục Oy biến đường thẳng y = x thành đường thẳng.
A. x + y + 1 = 0
B. x - y - 1 = 0
C. y - x + 1 = 0
D. x + y - 1 = 0
Câu 7: Trong mặt phẳng Oxy, thực hiện liên tiếp phép đối xứng tâm O và phép quay tâm O góc quay 900 biến đường thẳng y = x + 1 thành đường thẳng
A. x - y - 1 = 0
B. -x + y - 1 = 0
C. x + y + 1 = 0
D. x + y - 1 = 0
Đáp án và Hướng dẫn giải
3 - C | 4 - B | 5 - D | 6 - A | 7 - D |
Câu 3:
Phương án A. Phép đối xứng tâm I biến tam giác DIH thành tam giác BIF.
Phương án B. phép quay tâm I góc quay 900 biến tam giác DIH thành tam giác CIG.
Phương án D. Phép quay tâm A góc quay 900 biến tam giác DIH thành tam giác BI’H’(không có trong hình vẽ này).
Chú ý: Để tránh nhầm lẫn thì phải tìm ảnh của từng điểm một qua các phép biến hình.
Câu 4:
Nhận xét. Học sinh rất hay nhầm phép đối xứng tâm O biến tam giác OFD thành tam giác OEC.
Câu 5:
Chú ý: OM = √2. Chiều quay góc âm cùng chiều với chiều quay của kim đồng hồ.
Câu 6:
Phép tịnh tiến theo vecto u→(0;-1) biến đường thẳng y = x thành đường thẳng y = x - 1;
Phép đối xứng trục Oy biến đường thẳng y = x - 1 thành đường thẳng y = -x - 1 hay x + y + 1 = 0
Câu 7:
Nhận xét. Bài 4,5 có thể chỉ cần dùng hình vẽ trên mặt phẳng tọa độ là tìm được đáp án đúng.