Bài soạn "Treo biển" số 6 - 6 Bài soạn "Treo biển" lớp 6 hay nhất
I. Tìm hiểu chung bài treo biển 1. Thể loại Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện truyền miệng trong dân gian nhưng mang tính chất thế sự. Dựa vào đặc điểm của các loài vật mà đưa vào trong những mẩu chuyện nhằm lên án phê phán , đả kích giai cấp ( đặc biệt là giai cấp thống trị) ...
I. Tìm hiểu chung bài treo biển
1. Thể loại
Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện truyền miệng trong dân gian nhưng mang tính chất thế sự. Dựa vào đặc điểm của các loài vật mà đưa vào trong những mẩu chuyện nhằm lên án phê phán , đả kích giai cấp ( đặc biệt là giai cấp thống trị) tạo nên tiếng cười, xong nó cũng để lại một kinh nghiệm, một triết lí sâu sa.
2. Tóm tắt văn bản
Có một cửa hàng nọ có treo biển quảng cáo cho cửa hàng có nội dung " Ở đây có bán cá tươi". Nhiều lần khách đi qua phàn nàn về biển quảng cáo ông chủ liền đổi thành " Có bán cá tươi" rồi " Bán cá tươi" và cuối cùng còn chữ " Cá" mà vẫn có người góp ý. Cuối cùng ông chủ dỡ biển, không treo nữa.
II. Soạn bài treo biển lớp 6 và đọc hiểu văn bản
1.Câu 1 trang 125 sgk ngữ văn 6 tập 1
Nội dung tấm biển treo ở cửa hàng "Ở đây bán cá tươi" có bốn thông báo đến khách hàng:
Ở đây: có tác dụng chỉ nơi chốn
Có bán: chỉ hoạt động kinh doanh của cửa hàng
Cá: là sản phẩm bán ra
Tươi: chỉ chất lượng của cá
Câu 2 trang 125 sgk ngữ văn 6 tập 1
Có bốn người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng cá:
Người thứ nhất nói về chữ "tươi"
Người thứ hai nói về chữ "ở đây"
Người thứ ba nhằm vào chữ "có bán"
Người thứ tư nhằm vào chữ "cá"
=> Sự góp ý của mỗi người đều có lí lẽ riêng mang tính chủ quan nhưng chủ nhà hàng đã không biết tiếp thu một cách chọn lọc, không có chính kiến của mình
Câu 3 trang 125 sgk ngữ văn 6 tập 1
Chi tiết buồn cười:
Nhà hàng treo một tấm biển chứa thông tin không cần thiết
Khi thấy khách hàng phàn nàn thì vội vàng sửa theo ý khách hàng mà không suy nghĩ gì nhiều
Xóa dần những chữ có trên biển quảng cáo cuối cùng biển thành vô dụng
Nhà hàng dẹp biển quảng cáo
Chi tiết buồn cười nhất là: Nhà hàng dẹp hẳn chiếc biển quảng cáo
=> Hành động của ông chủ thể hiện sự ba phải, không có chính kiến
Câu 4 trang 125 sgk ngữ văn 6 tập 1
Ý nghĩa của truyện Treo biển: Treo biển mang lại tiếng cười hài hươc nhưng cũng nhằm phê phán một cách nhẹ nhàng người làm việc không suy nghĩ kĩ càng, thiếu kiên định khi tiếp thu các ý kiến đóng góp của người khác.
=> Bài học: Khuyên người ta cẩn trọng, suy xét khi làm mọi việc, phải cân nhắc và chắt lọc ý kiến người khác một cách đúng đắn.
II Luyện tập bài treo biển
Câu hỏi trang 125 sgk ngữ văn 6 tập 1
Nên giữ nguyên tấm biển quảng cáo để nội dung được trọn vẹn. Nếu có sửa thì chỉ nên bỏ bớt chữ "Ở đây" hoặc sửa thành " Nhà hàng bán cá tươi"
Qua truyện này, có thể rút ra bài học về cách dùng từ: Nên biết cách chọn lọc, dùng từ có nghĩa, có đủ các yếu tố truyền đạt thông tin cho khách hàng. Không nên sửa theo ý kiến người khác mà không cân nhắc kĩ về mặt ngữ nghĩa.