Bài soạn "Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận" số 4 - 6 Bài soạn "Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận" lớp 8 hay nhất
Câu 1. Bài tập 1, trang 116, SGK. Trả lời: Cần thấy được : a) Văn bản được dẫn trong bài tập là một đoạn nghị luận, chứ không phải là đoạn văn miêu tả hay văn tự sự, vì nó được viết ra không phải nhằm mục đích chủ yếu là kể hay tả, mà để đưa ý kiến nhằm phân tích, bàn luận, đánh ...
Câu 1. Bài tập 1, trang 116, SGK.
Trả lời:
Cần thấy được :
a) Văn bản được dẫn trong bài tập là một đoạn nghị luận, chứ không phải là đoạn văn miêu tả hay văn tự sự, vì nó được viết ra không phải nhằm mục đích chủ yếu là kể hay tả, mà để đưa ý kiến nhằm phân tích, bàn luận, đánh giá một câu thơ (câu thứ hai trong bài Vọng nguyệt).
b) Tuy nhiên, những câu văn tự sự (kể chuyện, kể tâm trạng) và miêu tả (tả cảnh, tả tình) vẫn có mặt ở đoạn văn. Chính những yếu tố tự sự và miêu tả ấy đã khiến sự phân tích, bàn luận thêm rõ ràng, sinh động, không khô khan, không mơ hồ, trừu tượng ; nhờ vậy mà lời nghị luận trở nên dễ tiếp nhận hơn, có căn cứ, có sức thuyết phục hơn.
Câu 2. Bài tập 2, trang 116, SGK.
Trả lời:- Bài văn có thể được trình bày theo nhiều cách nhưng trước hết, phải được viết dưới hình thức là một bài nghị luận, nội dung cốt yếu là để nêu ý kiến của người viết về vẻ đẹp của một bài ca dao, chứ không cốt để kể chuyện hay miêu tả về loài hoa được nói đến trong bài ca dao đó.
- Đọc văn bản ở phần Đọc thêm (trang 117, SGK) để thấy : Có thể nâng cao chất lượng bài viết bằng cách đưa vào đó yếu tố miêu tả khiến cho ấn tượng về bông sen càng nổi bật, và bài viết nhờ đó cũng hay hơn. Ngoài ra, người viết còn có thể kể lại một hồi ức, một kỉ niệm về khúc hát, để đưa lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân mật, yêu thương.
Câu 3. Các bạn trong lớp em tranh luận sôi nổi về hai đoạn trích dưới đây :
a) Nửa đêm kia, có một người Nùng ở một xóm khuất bên dốc Keng Vài bỗng thức giấc.
Rõ ràng, trong bóng tối mà mắt trông thấy được, cuồn cuộn thành luồng luồn qua những khe tường đất bên nách cửa, có một mùi ấm và thơm lạ lùng. Chẳng mấy chốc mùi thơm đã đầy nhà, nồng nần đến tận tóc.
Người ấy lẩm nhẩm một mình :
- Đến mùa hái hồi rồi.
[...] Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Yên, Thoát Lãng trên biên giới xuống Cao Lộc, Chi Lăng, qua những vùng hồi mà một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm, gió càng thơm ngát Sông Kì Cùng đã nhạt hết mầu đục đỏ bối rối suốt mùa lũ, bây giờ con sông bỗng ủ mùi thơm trong vắt lượn quanh co khắp đất Lạng Sơn vào mùa hồi chín.
Lại đến mùa hái hồi !
(Tô Hoài, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ)
b) Chúng ta đời một văn nghệ mang được sự sống của những con người mới; chúng ta muốn giở những trang sách cháy bỏng đầu ngón tay. [...]
Chúng ta nhất định làm được. Những bãi ngô trại mía Khoái Châu, những vườn vải nõn nà bờ sông Đáỵ, những đồi chè Phú Thọ lấp loáng lá cọ xanh, những dòng suối len lỏi trong rừng núi Việt Bắc, những con đường đất đỏ, những cánh đồng cỏ may dãi nắng mỏi mắt Ở Thái Nguyên, và những ruộng lúa chưa bao giờ đẹp như bây giờ, bát nước chè tươi bốc khói trên một chiếc chõng tre, cái quán nước nhỏ bên đường, chỏm tóc lất phất của mấy em bé chăn trâu, những nấm mộ, những luỹ tre, những mái chùa cong, tất cả đất nước bảo rằng chúng ta làm được.
(Theo Nguyễn Đình Thi, Nhận đường)
Em tán thành ý kiến nào trong hai ý kiến sau :
- Đây là hai đoạn văn miêu tả, vì các tác giả đã làm cho cảnh vật đẹp đẽ như hiện lên trước mắt ta.
- Đây là hai đoạn văn nghị luận được viết ra để làm sáng tỏ cho nhận định của nhà văn : "Lại đến mùa hái hồi" (đoạn trích à), và "Chúng ta nhất định làm được" (đoạn trích b).
Trả lời:
Cần xem xét kĩ : Mỗi đoạn văn được viết ra để nhằm đạt tới mục đích nào là chủ yếu ? Dễ thấy đoạn trích của Tô Hoài chủ yếu nói về vẻ đẹp quyến rũ của núi rừng Lạng Sơn khi mùa hái một loài hoa thơm đã đến. Còn đoạn trích của Nguyễn Đình Thi lại được viết ra để khẳng định : chúng ta nhất định xây dựng được một nền văn nghệ mang sự sống của những con người mới.
Vậy đoạn trích (a) là văn miêu tả, còn đoạn trích (b) là văn nghị luận có sử dụng yếu tố miêu tả.
Câu 4. Trong bài báo : Bàn về những anh hùng và sự nghiệp anh hùng, nhà văn G. Phu-xích[1] đã nêu ra hai luận điểm:
a) Anh hùng là người trong giây phút quyết định, làm cái mình cần phải làm.
b) Anh hùng lầ người vào lúc quyết định, cống hiến tất cả những gì mình có thê lầm được vì lợi ích của xã hội loài người.
Hãy cho biết yếu tố tự sự dưới đây được nhà văn đưa vào trong khi trình bày luận điểm nào :
Một người sắp chết đuối trong một con sông chảy xiết. Anh ta kêu cứu. Chừng hai chục người chạy ra bờ sông. Họ kêu rằng thật là dễ sợ, tại sao chẳng ai cứu giúp kẻ bất hạnh và làm thế nào xuống nước được... Cuối cùng một người nhảy xuống nước ; anh ta bơi nhưng dòng nước cuốn anh đi. Anh nhọc mình vô ích. Một người khác chạy đến bên một chiếc đò, cởi dây ra và cứu người sắp chết đuối kia một cách bình tĩnh, không có vẻ gì vât vả hay nguy hiểm lắm. Ớ đây nếu chúng ta phải lựa chọn người anh hùng, chúng ta phải chọn người đã dùng đò [...]. Không có ý kiến sử dụng đò của anh, người chết đuối sẽ không được cứu thoát
( Theo G. Phu-xích, Con người, hãy sáng suốt )
Trả lời:Yếu tố tự sự dẫn trong bài tập đã được Phu-xích đưa vào trong khi trình bày luận điểm : "Anh hùng là người trong giây phút quyết định, làm cái mình cần phải làm".
Câu 5. Em phải viết một bài văn nghị luận để tham gia cuộc trao đổi về đề tài : Mọi người (trong gia đình, nhà trường, xã hội) đã sống vì em, vậy em cũng phải biết sống vì mọi người.
a) Em sẽ nêu ra trong bài viết ấy những luận điểm nào ?
b) Hãy diễn đạt một trong những luận điểm đó thành một đoạn văn, trong đó, các yếu tố tự sự và miêu tả được đưa vào một cách hợp lí để tăng cường sức thuyết phục cho hoạt động nghị luận.
Trả lời:a) Để xây dựng được hệ thống luận điểm, em cần nêu ra và tìm cách trả lời những câu hỏi sau đây:
- Vì sao có thể nói rằng mọi người (trong gia đình, nhà trường, xã hội) đã sống hết lòng vì em ?
- Vì sao khi mọi người đã sống hết lòng vì em thì em củng phải biết sống vì mọi người ?
- Để thực sự sống vì mọi người thì em phải làm gì ?
b) Em có thể tham khảo cách viết trong văn bản trong SGK Ngữ văn 7, tập một).