Bài soạn "Thánh gióng" số 6 - 6 Bài soạn "Thánh gióng" lớp 6 hay nhất
I. Tìm hiểu chung về bài Thánh Gióng 1. Khái niệm Truyền thuyết là một loại truyện dân gian, mang tính chất truyền miệng từ người này qua người khác kể về một sự kiện, nhân vật có liên quan đến lịch sử nên thường được thêm vào những yếu tố tưởng tượng kỳ ảo để thêm phần hấp ...
I. Tìm hiểu chung về bài Thánh Gióng
1. Khái niệm
Truyền thuyết là một loại truyện dân gian, mang tính chất truyền miệng từ người này qua người khác kể về một sự kiện, nhân vật có liên quan đến lịch sử nên thường được thêm vào những yếu tố tưởng tượng kỳ ảo để thêm phần hấp dẫn.
Truyện Thánh Gióng là một trong những câu truyện tiêu biểu trong kho tàng truyện truyền thuyết của Việt Nam.
2. Tóm tắt truyện Thánh Gióng
Ngày xửa ngày xưa, vào thời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão dù đã sống với nhau rất nhiều năm mà vẫn không có nổi một mụn con. Họ ngày đêm cầu nguyện, mong ước có một đứa con. Niềm mong ước của họ cuối cùng cũng trở thành sự thật, một ngày nọ bà vợ ra đồng thấy một vết chân to, khác lạ so với những dấu chân bình thường, bà ướm thử và không lâu sau đó bà thụ thai. Và mười hai tháng sau, một cậu bé khôi ngô tuấn tú chào đời. Hai vợ chồng bà vô cùng vui mừng, hạnh phúc, họ gọi chàng là Gióng. Nhưng kỳ lạ thay, đã lên ba tuổi mà cậu vẫn chẳng biết đi, chẳng nói chẳng cười, cứ đặt đâu nằm đó làm hai ông bà lão vô cùng buồn lòng.
Bấy giờ giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, nhà vua cho người đi rao khắp nơi tìm người tài ra tay giúp nước. Cậu bé nằm trong nhà nghe tiếng rao của sứ giả vội vàng gọi mẹ: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con”. Cậu bảo với sử giả rằng: “Ông về bẩm báo với nhà vua rằng đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái áo giáp sắt và một cây roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Từ hôm ấy, cứ như một phép lạ, chàng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không lo, áo vừa may đã chật, ba mẹ chàng phải nhờ hàng xóm góp gạo nuôi cậu. Khi giặc tới, nhà vua cho người mang tới những thứ cậu cần, Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ. Chàng mặc áp giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, chàng đi đến đâu giặc tan tác đến đó. Chẳng may roi sắt gãy, chàng bèn nhổ cụm tre bên đường đánh tan quân giặc. Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, chàng cùng ngựa phi lên đỉnh núi Sóc Sơn, cởi bỏ áo giáp sắt, cả người và ngựa phi thẳng lên trời. Từ đó, nhân dân ta biết ơn lập đờn thờ để tưởng nhớ công lao của chàng. Nhà vua phong chàng làm Phù Đổng Thiên Vương. Người ta truyền rằng, các ao hồ, những bụi tre đằng ngà đều là những minh chứng cho những công lao, chiến tích trong trận đánh năm xưa nay còn sót lại.
II. Hướng dẫn soạn bài Thánh Gióng đọc hiểu văn bản
1. Câu 1 trang 22 SGK lớp 6 tập 1
Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật như: Ba mẹ Tháng Gióng, Gióng, xứ giả, quân giặc Ân, dân làng.
Nhân vật chính trong truyện: Thánh Gióng
Nhân vật chính: Thánh Gióng được xây dựng với nhiều yếu tố chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và giàu ý nghĩa. Những chi tiết đó được thể hiện trọng truyện ngắn như sau:
Sự chào đời của Thánh Gióng vô cùng đặc biệt: Mẹ chàng trong một lần ra đồng nhìn thấy một bàn chân rất to liền ướm thử, từ đó có thai chàng
Lên ba tuổi mà chàng không biết nói, biết cười chỉ đặt đâu nằm đó, và khi chàng cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
Chàng đòi nhà vùa làm áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt cho chàng đi đán giặc
Chàng ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã chật, cha mẹ chàng đành nhờ sự giúp đỡ của bà con
Khi giặc Ân kéo đến, chàng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt vươn vai trở thành dũng sĩ.
Chẳng may roi sắt gãy, chàng bèn nhỏ bụi tre hai bên đường để đánh quân thù
Khi đã hoàn thành nhiệm vụ, chàng cởi áo giáp sắt, cả người và ngựa từ từ bay lên trời.
2. Câu 2 trang 22 SGK tập 1
Các chi tiết đặc biệt trong truyện mang rất nhiều ý nghĩa.
a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là đòi đi đánh giặc:
Qua một chi tiết nhỏ này, ta có thể cảm nhận được tình yêu nước của dân tộc, dù là một bô lão hay trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đồng thời qua đó, thể hiện được ý chí căm thù giặc của người anh hùng
b) Gióng đòi ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt để đánh giặc
Chi tiết này cho ta thấy sự khác biệt trong tư duy của người anh hùng, điều duy nhất mà cậu quan tâm đó là giết giặc cứu nước
c) Chi tiết bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé
Cho ta thấy tinh thần đoàn kết của dân tộc, sẵn sàng hy sinh để cứu nước. Qua đó ta có thể nhận thấy, chàng lớn lên dưới sự đùng bọc, nuôi nấng của nhân dân. Chàng tượng trưng cho sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của đồng bào.
d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ:
Khi đất nước lâm nguy sức mạnh của người anh hùng trở nên vĩ đại để cứu nước, đồng thời cho ta thấy trong những giai đoạn khó khăn, sức mạnh của nhân dân, sự đoàn kết của đồng bào đã phát huy hết những giá trị tiềm ẩn của mình để bảo vệ quê hương đất nước.
e) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:
Trong những lúc cần thiết, nguy nan thì dù là những vật dụng nhỏ bé hay cây cỏ bên đường đều có thể là vũ khí đánh tan quân thù.
f) Gióng đánh giặc xong, cởi bỏ áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:
Điều đó cho ta thấy, chàng một lòng giết giặc vì nhân dân, sẵn sẵn hy sinh thân mình nhưng khi nhiệm vụ đã hoàn thành chàng từ bỏ mọi thứ không màng danh lợi, không cần được khen thưởng hay ban tước vị cao sang.
3. Câu 3 trang 22 SGK tập 1
Hình tượng Thánh Gióng mang ý nghĩa
Là biểu tượng cho người anh hùng của nhân dân
Đại diện cho sức mạnh, ý chí, lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của nhân dân ta qua bao nhiêu đời nay
Chàng là đại diện cho người anh hùng đánh giặc cứu nước, trở thành một vị anh hùng huyền thoại trong truyền thuyết Việt Nam
4. Câu 4 trang 22 SGK tập 1
Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử, truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử
Thời Hùng Vương nhân dân ta đã có một nền văn minh lúa nước vô cùng phát triền, nhưng đồng thời luôn phải chịu đựng sự xâm lược của giặc phía Bắc.
Nhân dân ta lúc đó đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ những vật liệu thô sơ cho tới những vũ khí bằng sắt
Trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, đã luôn có ý thức đoàn kết để tạo ra sức mạnh dân tộc
III. Luyện tập Thánh Gióng
1. Câu 1 trang 24 SGK lớp 6 tập 1
Trong toàn bộ cậu truyện, hình ảnh Thánh Gióng luôn mang nhiều ý nghĩa và hình tượng độc đáo và để lại nhiều ấn tượng trong em. Nhưng trong đó, hình ảnh: “Giặc tan vỡ, đám tàn quân thi nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa , tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại, rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời” là hình ảnh mang lại nhiều ý nghĩa và cảm xúc nhất trong em.
2. Câu 2 tráng 24SGK lớp 6 tập 1
Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì:
Những người tổ chức hội thi mong muốn thế hệ trẻ phát huy được sức mạnh, ý chí và tinh thần chiến đấu của Thánh Gióng năm xưa.
Đồng thời, cổ vũ thế hệ trẻ về lòng yêu nước, gia sức rèn luyện để phục vụ nước nhà