Bài soạn "Chiếu dời đô" số 5 - 6 Bài soạn "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn lớp 8 hay nhất
I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM Trước khi tìm hiểu tác phẩm, cần xem kĩ những chú thích của SGK Ngữ văn 8, tập 2, trang 50 để hiểu rõ về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 1. Tác giả Lí Công Uẩn (974 – 1028) người châu cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay thuộc Đình ...
I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Trước khi tìm hiểu tác phẩm, cần xem kĩ những chú thích của SGK Ngữ văn 8, tập 2, trang 50 để hiểu rõ về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
1. Tác giả
Lí Công Uẩn (974 – 1028) người châu cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay thuộc Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Ngay từ khi mới 3 tuổi, ông đã được đưa vào chùa Lục Tổ để nuôi dạy ông là người rất thông minh, có chí lớn và đã lập nhiều chiến công. Lí Công Uẩn được cử làm Điện tiền chỉ huy sứ đời Lê Trang Tông (1005), Tứ sương quân phó chỉ huy sứ rồi Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ đời Lê Ngoạ Triều (1005 – 1009). Sau khi Ngoạ Triều Lê Long Đĩnh mất, triều thần suy tôn Lí Công uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra vương triều Lí (1009 – 1225).
2. Tác phẩm
Sau khi lên ngôi, vua Lí Thái Tổ đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng là dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long (rồng bay lên) vào năm 1010.
Để thuyết phục dân chúng, nói rõ sự mưu tính nghiệp lớn của mình trong quyết định này, Lí Công uẩn đã soạn ‘‘Chiếu dời đô ”, ban bô” rộng rãi trong dân chúng.
II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HlỂU TÁC PHẨM
1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 51)
a. Hướng dẫn tìm hiểu
Đọc kĩ đoạn văn “Xưa nhà Thương (…) phong tục phồn thịnh” và các chú thích trong SGK trang 50 để hiểu nội dung của đoạn văn. Có thể liên hệ kiến thức về nhà Chu, Thương ở Trung Quôc để giải thích tại sao tác giả lại dẫn những cứ liệu đó.
“Chiếu dời đô “ là bản chiếu do vua Lí Công Uẩn ban bố về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Tính thuyết phục được tác giả đặc biệt chú ý. Đe có tính thuyết phục thì người viết phải sử dụng nhiều cứ liệu có tính xác thực cao, tạo niềm tin cho người đọc, người nghe.
Ngay đầu tác phẩm, Lí Công uẩn đã viện dẫn cứ liệu từ chính lịch sử của Trung Quốc và việc các vua nhà Thương, Chu đã từng dời đô. Mà không phải chỉ có một lần. Thời nhà Thương, từ vua đầu tiên là Thang đến vua thứ mười bảy (Bàn Canh) đã có tới năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương phải dời đô ba lần.
Chính vì thế, việc dời đô cũng chỉ vì “quốc mạnh dân yên”. Đó là những chứng cứ lịch sử rất cụ thể, có thực trong lịch sử của chính quốc gia láng giềng. Như vậy, việc dời đô không còn là chuyện hi hữu, mà đó là kinh nghiệm lịch sử, phản ánh xu thế phát triển lịch sử của từng quốc gia, từng thời đại. Sự viện dẫn đó chính là cơ sở để vua Lí Công uẩn đưa ý kiến dời đô của mình và muốn dân chúng hiểu sự thay đổi đó là hoàn toàn có cơ sở.
2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 51)
a. Hướng dẫn tìm hiểu
Đọc đoạn văn: “Thế mà (…) không thì không dời được’’ và xem chú thích (8) SGK, trang 50 để hiểu ,về việc hai nhà Đinh, Lê đóng đô ở Hoa Lư. Chú ý đến đoạn văn thể hiện thái độ của vua Lí Công uẩn.
b. Gợi ý trả lời
Theo Lí Công Uẩn, việc hai nhà Đinh, Lê trước đây chọn Hoa Lư làm kinh đô hiện nay đã không còn phù hợp nữa. Bởi trước đây khi thế và lực của một quốc gia còn non trẻ, mới giành được độc lập sau gần một nghìn năm Bắc thuộc. Thêm vào đó, lại phải liên tục chống lại sự xâm chiếm của ngoại bang, nên các vua Đinh, Tiền Lê vẫn phải lựa chọn nơi núi non hiểm trở, tận dụng được ưu thế về địa hình tự nhiên là nơi đóng đô. Và đó là việc làm theo “ý riêng mình khinh thường mệnh trời, không noi theo dâu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi, đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”.
Như vậy, chứng tỏ nhận xét của Lí Công Uẩn có phần xác đáng và có căn cứ. Ông không chỉ lấy lịch sử Trung Quốc làm quy chuẩn để nhận xét mà còn căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước, đời sống của nhân dân. Đất nước không được phồn thịnh, dân chúng không yên ổn không chỉ làm người đứng đầu quốc gia phải suy nghĩ mà cảm thấy “rất đau xót”. Sau tất cả những phân tích, sự viện dẫn cứ liệu lịch sử, tác giả khẳng định chắc chắn: “Không thể không dời đô
3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 51)
a. Hướng dẫn tìm hiểu
Dựa trên tất cả những phân tích của Lí Công Uẩn thì dòi đô là việc không thể tránh khỏi, một tất yếu. Nhưng điều quan trọng là đâu sẽ là nơi để dựng kinh đô mới? Một câu hỏi không dễ có lời đáp. Nhưng bằng con mắt nhìn xa trông rộng, tài “hoạch định” của mình, Lí Công uẩn quyết định chọn thành Đại La làm nơi dựng đô. Vào thời điểm đó, nhà Lí vừa mới được thành lập, làm sao để thuyết phục dân chúng thuận lòng chọn một vùng đất mới, trong khi Hoa Lư đã là kinh đô của hai triều đại. Chính vì thế, trong bài Chiếu, Lí Công uẩn đã đưa ra nhiều dẫn chứng rất cụ thể:
Trước hết, thành Đại La vốn là kinh đô của Cao Vương. Theo chính sử có chép: khi được vua Đường cử giữ chức Đô hộ sứ Giao Châu (tên nước ta thòi đó), Cao Biền đã chọn thành Đại La làm nơi đóng đô, thủ phủ của chính quyền thông trị. Chính vì thế, ngay từ cuối thế kỉ IX, vị thế của vùng đất này đã được chú ý đến.
Thêm vào đó, thành Đại La còn có được địạ thế, điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, là nơi trụng tâm trời đất, rồng cuộn hổ ngồi, hướng nhìn sông dựa núi. Vùng đất này tập trung các mặt thuận lợi của chốn địa linh: “rộng mà bằng, cao mà thoáng ”, người dân yên tâm an cư lập nghiệp, không sợ thiên tai, lũ lụt.
Tóm lại, Đại La là “thắng cảnh”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và qùếc phòng. Đó là nơi xứng đáng được gọi là “‘kinh đô bậc nhất của đê vương muôn đời Những “dẫn chứng” này cho thấy tầm nhìn chiến lược của Lí Công uẩn về Đại La, nơi sẽ dòi đô đến. Một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt vị trí địa lí, địa thế nhân văn. Sau một nghìn năm, Hà Nội đã trỏ thành thủ đô hoà bình của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta càng thấy Lí Công Uẩn trong việc dời đô Hoa Lư lên thành Đại La là vô cùng sáng suốt. Đó thực sự là một kì công, một công hiến vô cùng vĩ đại “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu ”, thể hiện tầm nhìn chiến lược, sáng suốt của vua Lí Công Uẩn.
4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 51)
“Chiếu dời đô” trước hết là một văn bản hành chính có kết cấu hết sức chặt chẽ với hệ thống lí lẽ. Mở đầu bản chiếu, Lí Công Uẩn đưa ra dẫn chứng rất cụ thể (từ thực tế lịch sử Trung Quốc) về việc dời đô. Sau đó soi chiếu vào lịch sử nước ta hai triều Đinh, tiền Lê, không thuận theo lẽ đó nên khiến cho dân chúng phải hao tổn mà đất nước không thể cường thịnh lên được. Từ hai viện dẫn đó, Lí Công uẩn đưa ra sự khẳng định chắc chắn cho việc dời đô của mình là hoàn toàn hợp lí và có căn cứ.
Tiếp theo là một loạt dẫn chứng về ưu thế của vùng đất mới được chộn là kinh đô nước Đại Việt độc lập. Các lí lẽ đưa ra rất toàn diện về vị trí, địa thế, nhân văn của mảnh đất trọng yếu này. Như vậy, có thể thấy hệ thống lí lẽ được Lí Công Uẩn sắp xếp theọ một trình tự rất chặt chẽ tạo nên hiệu quả thuyết phục rất cao đối với người nghe. Nhưng thêm vào đó, tính thuyết phục còn được tạo nên bởi những từ ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm. Thay vào những câu mệnh lệnh, tuyên bố là những lời văn rất giàu cảm xúc thể hiện tình cảm tha thiết của người viết: “Trẫm vô cùng đau xót…
Tất cả những yếu tố trên được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, làm nên thành công của bài văn. Nó có hiệu quả thuyết phục trực tiếp đối với người nghe vì đáp lại câu hỏi của Lí Công Uẩn: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ?” bầy tôi đều nói: “Bệ hạ nhờ thiên hạ mà lập kế dài lâu.. Việc lợi như thế, ai dám không theo (Theo Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2004, trang 259). Và sau gần 10 thế kỉ, chúng ta vẫn cảm thấy một sức thuyết phục kì lạ từ những lòi lẽ của bài văn này.
5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 51)
Sự ra đời của “Chiếu dời đô ” đánh dấu một mốc son mở đầu cho trang sử vẻ vang của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Trong những ngôn từ rất trang trọng, mang khẩu khí của bậc đế vương như phản ánh ý chí độc lập, tự cường của dân tộc ta. Bởi ở đây có nói đến vai trò của một kinh đô đối với nền chính trị của triều đại và phồn thịnh của đất nước. Lí Công uẩn muốn chọn một nơi đất “thắng địa” không phải chỉ để “phát nghiệp đế vương”, củng cố sự trị vì của triều đại mà còn xây dựng một quốc gia độc lập, thịnh trị.
Việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La cũng chứng tỏ sự lớn mạnh về cả thế và lực của nước ta khi đó bởi những triều đại Đinh, Lê dù đã giành được độc lập sau gần 1000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc nhưng vẫn còn hết sức non trẻ, nên khi xây dựng kinh đô vẫn phải chọn Hoa Lư, dù rất “chật hẹp ẩm thấp”, cốt dựa vào sông sâu núi cao, địa thế hiểm trở để đóng đô và phòng thủ. Nhưng bước sang thế kỉ XI, thế nước đã thay đổi, Đại Việt đã bước vào thời kì độc lập, tự chủ, phồn thịnh. Vì thế, tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa. Quyết định dời đô ra Thăng Long là một sáng kiến rất táo bạo của Lí Công Uẩn và cũng là kết quả tất yếu.của lịch sử khi đất nước bước vào thời kì phát triển.