31/03/2021, 14:44

Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Bài soạn Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ Văn 10) hay nhất

Nội dung bài học - Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu trong tác phẩm văn chương có chức năng thông tin, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người - Là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật thẩm mĩ - Phong ...

Nội dung bài học

- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu trong tác phẩm văn chương có chức năng thông tin, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người

- Là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật thẩm mĩ

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Các phương phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh...

- Những phương tiện này được dùng rất sáng tạo, hoặc đơn lẻ, hoặc phối hợp với nhau


Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản

- Vì:

+ Tính hình tượng vừa là mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật

• Phản ánh thế giới khách quan, theo sự cảm nhận chủ quan của người nghệ sĩ

• Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhà văn sử dụng chất liệu ngôn từ làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật.

+ Ngoài ra tính hình tượng còn bao quát hai đặc trưng kia:

• Bản thân ngôn ngữ chứa đựng các yếu tố gây cảm xúc và tạo truyền cảm.

• khi xây dựng hình tượng qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn đã bộc lộ cá tính sáng tạo của mình.


Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Điền từ “canh cánh” do đây là câu văn mang tính biểu cảm, cần điền từ biểu thị tình cảm

b. Dòng 3 “rắc”.

Dòng 4 “giết” Do các từ này không chỉ sát nghĩa với ngữ cảnh mà còn đảm bảo luật thơ


Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Về từ ngữ:

+ Thu vịnh: nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng hình tượng mùa thu: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơm gió hắt hiu, nước biển, khói phủ, bóng trăng…

⇒ Các từ ngữ có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn của thi pháp văn học trung đại

+ Tiếng thu: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô

⇒ Hình ảnh quen thuộc, mang hơi hướng tả thực

+ Đất nước: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc

⇒ Những hình ảnh gần gũi, thân thiết, tả thực

- Về nhịp điệu:

+ Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3

+ Đất nước: 3/2; 3/ 4; 2/2/2; 2/3

- Mỗi tác giả lại xây dựng hình tượng mùa thu một cách riêng biệt, tạo dấu ấn phong cách riêng

+ Thu vịnh: hiện lên thanh cao và tĩnh lặng

+ Tiếng thu: tiếng thơ cất lên tiếng lòng của một cái tôi thơ mới, một cái tôi nhìn đời với cặp mắt "xanh non, biếc rờn"

+ Đất nước: tràn ngập cảm nghĩ phấn khởi vui tươi

Hình minh họa
Hình minh họa

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0