31/03/2021, 14:44

Bài soạn tham khảo số 3 - 5 Bài soạn Phong cách ngôn ngữ chính luận (Ngữ Văn 11) hay nhất

Nội dung bài học - Các dạng tồn tại, phạm vi tồn tại của ngôn ngữ chính luận. + Ở dạng viết: Dùng trong các tác phẩm lý luận và các tài liệu chính trị. + Ở dạng nói: Những lời phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận... mang tính chất chính trị. - Phân biệt ...

Nội dung bài học

- Các dạng tồn tại, phạm vi tồn tại của ngôn ngữ chính luận.

+ Ở dạng viết: Dùng trong các tác phẩm lý luận và các tài liệu chính trị.

+ Ở dạng nói: Những lời phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận... mang tính chất chính trị.

- Phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác.

+ Ngôn ngữ chính luận: Mang tính chất chính luận, chính trị.

+ Ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác: Nhằm diễn giải, phân tích, bình luận… về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội, trong văn chương.


Hướng dẫn soạn bài

a, Đoạn trích: Tuyên ngôn độc lập:

- Thể loại: Văn chính luận: Tuyên ngôn, tuyên bố.

- Mục đích: Tuyên bố độc lập của một đất nước do lãnh đạo cao nhất nước công bố.

- Thái độ, quan điểm:

+ Khẳng định quyền được sống, tự do, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc của dân tộc ta.

+ Giọng văn hùng hồn, đanh thép, lý luận sắc bén.

+ Người viết đứng trên lập trường, nguyện vọng, quyền lợi của dân tộc.

+ Sử dụng nhiều thuật ngữ chính trị: Nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do, độc lập...

+ Câu kết chuyển ý mạnh mẽ, người viết dứt khoát khẳng định: Lý lẽ không ai chối cãi được.

b, Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước:

- Thể loại: Văn chính luận: Bình luận thời sự.

- Mục đích: Chỉ rõ kẻ thù là phát xít Nhật và tổng kết một giai đoạn cách mạng.

- Thái độ, quan điểm:

+ Khẳng định, dứt khoát, đứng trên lập trường của người cộng sản đấu tranh cho sự nghiệp chống đế quốc và phát xít giành độc lập tự do cho dân tộc.

+ Sử dụng nhiều từ ngữ mang sắc thái.

+ Bình luận được sắp xếp chặt chẽ, logic, theo trật tự quy nạp.

c, Đoạn trích: Việt Nam đi tới:

- Thể loại: Văn chính luận: Xã luận trên báo.

- Mục đích:

+ Phân tích thành tựu mới của đất nước trên mọi lĩnh vực.

+ Khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

+ Nêu triển vọng của Cách mạng dân tộc trong thời gian tới.

- Thái độ, quan điểm:

+ Khẳng định nước Việt Nam đang trỗi dậy sức sống mãnh liệt.

+ Giọng văn hào hứng, sôi nổi, tự hào.


Luyện tập

Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận

- Khái niệm:

+ Nghị luận: Là phương pháp tư duy (diễn giảng, lập luận, bàn bạc).

+ Chính luận: Là một phong cách ngôn ngữ độc lập.

- Phạm vi sử dụng:

+ Nghị luận:

Được sử dụng ở trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả văn chương.

Một kiểu làm văn trong nhà trường (nghị luận văn chương, nghị luận xã hội)

+ Chính luận: Chỉ trong phạm vi trình bày quan điểm về chính trị.

Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Đoạn văn thuộc văn bản chính luận vì:

- Mục đích: Đánh giá vấn đề mang tính thời sự, chính trị: Tinh thần yêu nước của dân tộc ta.

- Cách lập luận:

+ Có sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: Lòng yêu nước, truyền thống, xâm lăng,...

+ Câu văn ngắn dài đan xen rất mạch lạc, logic.

+ Sử dụng hình ảnh so sánh cụ thể: "Tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

- Thái độ, quan điểm: Quan điểm chính trị về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

Câu 3 (trang 99 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Trong bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

- Thái độ, quan điểm: Lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến, kiên quyết chống thực dân Pháp, kêu gọi cả nước quyết tâm đánh giặc.

- Cách lập luận: Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, luận cứ thuyết phục:

+ Tình thế bắt buộc dân tộc ta phải chiến đấu: "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa".

+ Quyết tâm không khuất phục kẻ thù: “"Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".

+ Chúng ta chiến đấu bằng tất cả những gì có trong tay: Súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.

+ Tinh thần quyết tâm chiến đấu để giữ nước và cuộc kháng chiến này là kháng chiến toàn dân: "Bất kì người Việt Nam nào với bất kì phương tiện gì cũng có thể dùng làm vũ khí đều phải đứng lên chống Pháp".

+ Khẳng định niềm tin dân tộc sẽ chiến thắng: "Nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất".

- Giọng văn hùng hồn, đanh thép, có sức truyền cảm hứng mạnh mẽ.

Hình minh họa
Hình minh họa

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

0