31/03/2021, 14:44

Bài soạn tham khảo số 3 - 5 Bài soạn Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ Văn 10) hay nhất

I. Ngôn ngữ nghệ thuật - Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, gợi hình, gợi cảm, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. - Có ba loại ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật : + Ngôn ngữ tự ...

I. Ngôn ngữ nghệ thuật

- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, gợi hình, gợi cảm, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

- Có ba loại ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật :

+ Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí…

+ Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ…

+ Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng…

II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản : tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

1. Tính hình tượng

- Tính hình tượng được tạo ra bằng rất nhiều phép tu từ : ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh…

- Hệ quả của tính hình tượng là tính đa nghĩa – tính hàm súc.

2. Tính truyền cảm

Tính truyền cảm thể hiện ở chỗ làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích… như chính người nói (viết).

3. Tính cá thể hóa

Ngôn ngữ khi mỗi nhà văn, nhà thơ sử dụng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ bắt chước, pha trộn. Sự khác biệt là ở cách dùng từ, đặt câu và ở cách sử dụng hình ảnh, bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết.


Luyện tập

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Những phép tu từ thường sử dụng tạo tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, từ tượng hình, tượng thanh, thậm xưng (nói ngoa, thường nhằm mục đích hài hước – gần với nói quá)…

Ví dụ về phép thậm xưng :

Con rận bằng con ba ba,

Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.

(Ca dao hài hước)

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đặc trưng tiêu biểu nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là tính hình tượng:

- Tính hình tượng vừa là mục đích (phản ánh thế giới khách quan và cảm nhận chủ quan của con người về thế giới) vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật.

- Bản thân tính hình tượng chứa đựng hai đặc trưng còn lại là tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Lựa chọn từ thích hợp :

a. Điền từ canh cánh hoặc thấm đượm

b. Dòng 3 : rắc

Dòng 4 : Giết

Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
So sánh :
- Cách chọn từ ngữ để tạo hình tượng mùa thu.
+ Chất liệu làm nên hình tượng mùa thu trong bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu, nước biếc, khói phủ, bóng trăng.
+ Chất liệu làm nên hình tượng mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư: lá thu rơi, nai vàng.
+ Chất liệu làm nên hình tượng mùa thu trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc.
- Nhịp điệu khác nhau:
+ Nhịp thơ của bài Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3.
+ Nhịp thơ của bài Tiếng thu: 3/2.
+ Nhịp thơ của bài Đất nước: 3/2, 3/4, 2/2/2, 2/3.
- Hình tượng 3 mùa thu ở 3 tác giả không cùng một thời đại, không giống nhau ở phong cách ngôn ngữ cá nhân (tính cá thể hóa).

Hình minh họa
Hình minh họa

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0