Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Bài soạn Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) (Ngữ Văn 11) hay nhất
Nội dung bài học - Các phương tiện diễn đạt: + Về từ ngữ: Ngôn ngữ thông thường nhưng có nhiều từ chính trị. Ví dụ: Độc lập, tự do, bình đẳng, pháp lý,... + Về ngữ pháp: ● Kết cấu câu chuẩn mực gắn với kiểu câu phán đoán logic. ● Câu thường sử dụng là ...
Nội dung bài học
- Các phương tiện diễn đạt:
+ Về từ ngữ: Ngôn ngữ thông thường nhưng có nhiều từ chính trị. Ví dụ: Độc lập, tự do, bình đẳng, pháp lý,...
+ Về ngữ pháp:
● Kết cấu câu chuẩn mực gắn với kiểu câu phán đoán logic.
● Câu thường sử dụng là kiểu câu phức hợp dùng từ ngữ liên kết.
● Kiểu câu ghép chính phụ với nhiều mối quan hệ.
+ Về biện pháp tu từ
● Thường xuyên sử dụng biện pháp tu từ.
● Nếu ở dạng nói: Chú trọng đến phát âm, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
- Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị.
+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục.
Luyện tập
Câu 1 (trang 108 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn chính luận "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến":
- Điệp ngữ kết hợp với điệp câu: "Ai có... dùng..."
- Biện pháp liệt kê: Gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc...
- Ngắt đoạn câu (theo nhịp) kết hợp với các phép tu từ tạo giọng điệu dứt khoát, mạnh mẽ.
Câu 2 (trang 108 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Lưu ý:
- Đề cương phải gồm 3 phần: Mở, thân, kết.
- Luận điểm, luận chứng bám sát vấn đề: Tầm quan trọng việc học tập của thế hệ trẻ với tương lai đất nước.
- Dẫn chứng cần cụ thể, xác thực, có chọn lọc, có sức thuyết phục.
Gợi ý đề cương:
- Đưa ra luận cứ:
+ Bất cứ thời điểm nào thì thanh niên cũng đều có trách nhiệm quan trọng với vận mệnh đất nước: Bảo vệ và xây dựng đất nước.
+ Để làm chủ vận mệnh đất nước, trở thành trụ cột quốc gia, thanh niên đặc biệt là học sinh phải không ngừng rèn luyện sức khỏe, ý chí, học tập, khao khát cống hiến, sáng tạo xây dựng đất nước.
+ Sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia là nhờ vào sự cố gắng của thanh niên.
- Luận chứng:
+ Thế hệ thanh niên Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước?
+ Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước hội nhập với thế giới.
- Khẳng định (kết luận): Thanh niên, đặc biệt là học sinh cần xác định nhiệm vụ chính là phải học tập, rèn luyện bản thân để xây dựng đất nước.
Câu 3 (trang 108 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Gợi ý nội dung cần viết:
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm nhỏ bé, gần gũi:
+ Yêu người thân: Ông bà, cha mẹ, anh chị em, chú bác, cô dì,...
+ Yêu làng quê qua những kỉ niệm tuổi thơ.
- Tinh thần yêu nước đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người, được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ, nuôi dưỡng từ những tình cảm gần gũi.
- Lòng yêu nước phải gắn liền với xây dựng và bảo vệ đất nước. Thế hệ học sinh, thanh niên phải không ngừng bồi dưỡng lòng yêu nước, cố gắng học tập, phấn đấu, rèn luyện bản thân thật tốt để xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh.