Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Bài soạn Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến (Ngữ Văn 11) hay nhất
Bố cục 4 phần + P1: Hai câu đầu: Giới thiệu việc câu cá mùa thu + P2: Bốn câu tiếp: Khắc họa cảnh thu nơi đồng bằng Bắc Bộ + P3: Hai câu cuối: Tâm sự tác giả Nội dung bài học Bài thơ miêu tả sinh động vẻ đẹp của bức tranh mùa thu của làng quê đồng bằng Bắc Bộ, ...
Bố cục
4 phần
+ P1: Hai câu đầu: Giới thiệu việc câu cá mùa thu
+ P2: Bốn câu tiếp: Khắc họa cảnh thu nơi đồng bằng Bắc Bộ
+ P3: Hai câu cuối: Tâm sự tác giả
Nội dung bài học
Bài thơ miêu tả sinh động vẻ đẹp của bức tranh mùa thu của làng quê đồng bằng Bắc Bộ, qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Điềm nhìn cảnh thu xuất phát từ “ao thu”
- Từ điểm nhìn ấy, cảnh thu mở ra nhiều hướng thật sinh động từ gần đến cao xa: “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng” rồi lại tiếp tục từ cao xa trở lại gần: “trời xanh ngắt” quay trở về với thuyền câu, ao thu
=> Bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Từ ngữ, hình ảnh gợi nét riêng mùa thu: sóng biếc, lá vàng trước gió, tầng mây lơ lửng, trời xanh, ngõ trúc…
- Đó là cảnh thu đặc trưng tiêu biểu cho cảnh thu làng quê miền đồng bằng Bắc Bộ
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Không gian trong câu cá mùa thu:
- Hình ảnh:
+ Những hình ảnh đặc trưng của mùa thu xuất hiện với sóng biếc, lá vàng trước gió, tầng mây lơ lửng
+ Hình ảnh làng quê quen thuộc: “ngõ trúc quanh co”
- Âm thanh: Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo, tiếng động rất khẽ, rất nhẹ
- Chuyển động: Những chuyển động nhẹ nhàng: “hơi gợn tí”, “khẽ đưa vèo”,..
- Màu sắc: sắc vàng của mùa thu, sắc xanh của trời nước
=> Không gian trong câu cá mùa thu gợi tình yêu quê hương thiết tha cùng cảm giác buồn, suy tư trước thời cuộc
Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Cách gieo vần đặc biệt ở chỗ, tác giả chủ yếu gieo vần chân (vần cuối câu), hiệp vần “eo”
- Cách gieo vần gợi cảm giác về cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng, trầm buồn, đồng thời gợi cảm giác nhỏ bé, sự trăn trở trong tâm trạng
Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Qua bài thơ, ta cảm nhận được Nguyễn Khuyến:
+ Là một người yêu và hòa hợp với thiên nhiên làng cảnh Việt Nam thông qua những quan sát tinh tế, tỉ mỉ
+ Có tấm lòng yêu đất nước thiết tha, mang tâm sự đau buồn trước tình cảnh đất nước đau thương
Luyện tập (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)
Bài 1
- Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ:
+ Cách gieo vần chân ( hiệp vần “eo”) gợi sự nhỏ bé, tĩnh lặng
+ Sử dụng động từ, tính từ tinh tế, chọn lọc
+ Sáng tạo trong cách kết hợp từ: “khẽ đưa vèo”, “hơi gợn tí”,…
+ Sử dụng từ láy “đắt”
=> Khắc họa tinh tế cảnh thu và tình thu
Bài 2
HS học thuộc và đọc diễn cảm