Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Bài soạn Lập dàn ý bài văn nghị luận (Ngữ Văn 10) hay nhất
Nội dung bài học - Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm luận cứ rồi sắp xếp triển khai theo trình tự hợp lí - Dàn ý gồm 3 phần: + mở bài: giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề + thân bài: triển khai lần lượt các ...
Nội dung bài học
- Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm luận cứ rồi sắp xếp triển khai theo trình tự hợp lí
- Dàn ý gồm 3 phần:
+ mở bài: giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
+ thân bài: triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ
+ kết bài: nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề
I. Tác dụng của việc lập dàn ý
II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận
1. Tìm ý cho bài văn nghị luận
a. Xác định luận đề
- Luận đề: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.
- Quan điểm đó xác đáng, cần tán thưởng và làm theo.
b. Xác định các luận điểm
- Sách là sản phẩm tinh thần của con người, ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội
- Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới
- Từ ý nghĩa đó, mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.
c. Tìm luận cứ cho các luận điểm
- Luận điểm 1
+ Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.
+ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại.
- Luận điểm 2:
+ Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên, xã hội.
+ Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.
+ Sách là người bạn gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.
- Luận điểm 3:
+ Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại.
+ Tạo thói quen, hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt.
+ Kết hợp học những điều hay trong sách với trong thực tế cuộc sống.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu và nêu vai trò, tác dụng của sách trong đời sống
- Dẫn câu nói của Go-rơ-ki
b. Thân bài
- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu con người
+ Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.
+ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại
- Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới
+ Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên, xã hội.
+ Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.
+ Sách là người bạn gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.
- Mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách
+ Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại.
+ Tạo thói quen, hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt.
+ Kết hợp học những điều hay trong sách với trong thực tế cuộc sống
c. Kết bài:
-nhấn mạnh, mở rộng vấn đề
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
- Bổ sung các ý còn thiếu
+ Mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người.
+ Trong quá trình rèn luyện, cần phải phấn đấu để hướng tới sự hoàn thiện cả tài và đức.
- Lập dàn ý
A, Mở bài:
-giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Hiểu lời dạy của Bác như thế nào?
+ Giải thích khái niệm tài và đức.
+ Tại sao có tài mà không có đức là người vô dụng?
+ Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?
+ Mối uan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người?
- Vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?
+ Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.
+ Bản thân vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?
C, Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị và sức ảnh hưởng từ lời dạy của Bác
Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
A, Mở bài:
-giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Giải thích:
+ cái khó: khó khăn, trở ngại, khúc mắc, rắc rối
+ bó: cản trở, hạn chế, trói buộc, bao vây
+ cái khôn: suy nghĩ, sáng tạo.
⇒ Những khó khăn trong cuộc sống có thể hạn chế sự phát huy tài năng và sức sáng tạo của con người.
- Bình luận:
+ Mặt đúng:
• Sự phát triển chủ quan chịu ảnh hưởng hoàn cảnh khách quan
• Hoàn cảnh tiêu cực, chủ quan kém phát triển.
+ Mặt chưa đúng: chưa đánh giá đúng mức sự chủ động, ý chí, nghị lực chủ quan của con người.
- Chứng minh:
+ Trong công việc, cần tính đến những khó khăn khách quan để tìm cách khắc phục, chứ không nản chí, đầu hàng, phụ thuộc.
+ Nâng cao tinh thần, ý chí khắc phục khó khăn
+ Càng khó khăn càng quyết tâm khắc phục.
- Dẫn chứng
+ "Cái khó ló cái khôn" (Tục ngữ).
+ "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh lúc đó thép sẽ vô cùng cứng rắn và không hề biết sợ" (N.Ô-xtrốp-xki).
+ thành công của Hồ Chí Minh, trong cuộc sống
- Mở rộng: cần chống lại tư tưởng chủ quan, duy ý chí, xem thường hoàn cảnh
C, Kết bài:
- đánh giá chung về câu tục ngữ